Thạc Sĩ lợi ích và chi phí của dự án metro tp.hồ chí minh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU .1
    CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH GIAO THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3
    .i.i Tình hình gia tăng nhu cầu giao thông và hạ tầng giao thông TP.HCM .s
    . i.i.i Tình hình gia tăng nhu cầu giao thông s
    4 i.i .2 Hạ tầng giao thông TP.HCM 9
    i .2 Phát triển giao thông công cộng và hệ thống tàu điện ngầm (MRT) i2
    CHƯƠNG 2 MÔ TẢ DỰ ÁN MRT 14
    2. i Tuyến đường .i4
    2.2 Chủ đầu tư .iS
    CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN MRT 19
    3. i Phương pháp phân tích .i9
    3.2 Doanh thu từ vé 20
    3.2. i Dự báo nhu cầu giao thông đối với MRT 20
    3.2.2 Kết quả ước lượng doanh thu từ vé của dự án: 24
    33 Doanh thu ngoài vé: .25
    3.4 Chi phí đầu tư: 26
    3.5 Chi phí hoạt động và bảo trì: 27
    3.6 Huy động vốn và chi phí vốn tài chính: .29
    3.7 Ngân lưu và kết quả thẩm định tài chính trên quan điểm tổng đầu tư: si
    3.8 Phân tích độ nhạy và rủi ro s2
    .CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN MRT .35
    4. i Phương pháp phân tích: s5
    4.2 Ngân lưu và kết quả thẩm định kinh tế: .40
    .43 Phân tích độ nhạy và rủi ro: .4i
    4.4 Phân tích phân phối 42
    CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH .47
    5.1 Cơ chế quản lý vận hành hệ thống: 47
    5.2 Cơ chế giảm gánh nặng ngân sách cho thành phố: 51
    KẾT LUẬN 56
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .59
    PHỤ LỤC .62
    MỞ ĐẦU
    Nhu cầu giao thông của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tăng nhanh nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông lại không đáp ứng kịp mức tăng trưởng này. Xây dựng hệ thống tàu điện metro, xe điện trên mặt đất và monorail (hệ thống MRT) là giải pháp giải quyết vấn đề trên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt1. Dự án này đã có 2/6 tuyến metro (tuyến 1,2) được nghiên cứu khả thi và bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tổng thể dự án này có khả thi về mặt kinh tế, tài chính hay không sẽ là cơ sở để thành phố ra các quyết định chính sách để thực hiện dự án thành công.
    Luận văn thẩm định tính khả thi của dự án được đề xuất điều chỉnh theo hướng tối ưu. Dự án trị giá khoảng 12,7 tỷ USD (giá năm 2010) với thời gian xây dựng kéo dài khoảng 15 năm (2010 - 2025). Tác giả phân tích kinh tế và tài chính đối với các dòng ngân lưu của dự án. Phân tích độ nhạy và phân tích rủi ro cũng được thực hiện để xác định các biến số có ảnh hưởng quan trọng đến giá trị hiện tại của các dòng ngân lưu dự án, mức biến thiên suất sinh lợi của dự án. Từ đó, tác giả đề xuất các chính sách nên áp dụng cho dự án.
    Dự án khả thi về mặt kinh tế với NPV kinh tế là 17,78 tỷ USD với xác suất dương là 66,52%. Như vậy, dự án nên được thực hiện vì mang lại lợi ích cho xã hội. Tuy nhiên, dự án không khả thi về mặt tài chính, NPV tài chính bằng -7,78 tỷ USD với xác suất âm là 96,31%. Điều này gây khó khăn cho việc quản lý vận hành hệ thống và trả nợ vay. Luận văn đề xuất hai chính sách hỗ trợ tài chính để giải quyết các trở ngại này.
    1 Tedi South (2008)[3]
    Bố cục luận văn gồm 07 phần. Sau phần mở đầu là phần bối cảnh giao thông Thành phố (Chương 1); Chương 2 mô tả dự án; Chương 3 thực hiện phân tích về mặt tài chính; Chương 4 phân tích về mặt kinh tế; Chương 5 phân tích các đề xuất chính sách; và phần cuối cùng là kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...