Tiểu Luận Lợi ích kinh tế và các hình thức phân phối thu nhập ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A.Phần mở đầu: .2
    B.nội dung:
    Chương 1: Lý luận cơ bản về lợi ích Kinh tế
    1.1.Bản chất đặc trưng cơ bản của lợi ích kinh tế 3
    1.1.1. Lợi ích kinh tế 3
    1.1.2. Vai trò của lợi ích kinh tế 4
    1.2.Các cơ cấu kinh tế trong các thành phần kinh tế ở nước ta .5
    1.3. Lợi ích kinh tế và vấn đề phát triển cộng đồng trong giai đoạn phát triển hiện nay 11
    1.3.1. Quan hệ giữa lợi ích kinh tế và lợi ích văn hoá xã hội 12
    1.3.2. Lợi ích kinh tế và các vấn đề chính sách xã hội .13
    1.3.3. Lợi ích kinh tế và vấn đề môi trường sống .15
    chương 2:
    Các hình thức phân phối thu nhập ở Việt Nam
    2.1.Bản chất và vai trò của phân phối .20
    2.1.1. Phân phối là một khâu của quá trình tái sản xuất 20
    2.1.2. Phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất .21
    2. 2. Các hình thái phân phối thu nhập .23
    2.2.1. Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nhiều hình thức phân phối 23
    2.2.2. Các hình thức phân phối thu nhập .24
    a. Phân phối theo lao động 24
    b. Các hình thức phân phối khác nhau 27
    c. Phân phối thông qua phúc lợi tập thể ,phúc lợi xã hội 28
    d. Phân phối theo vốn và tài sản .29
    2.3. Từng bước thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập 30
    2.3.1. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất 30
    2.3.2. Tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền công, tiền lương, chống chủ nghĩa bình quân ,thu nhập bất hợp lý bất chính 31
    2.3.3. Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự chênh lệch quá đáng về thu nhập 31
    2.3.4. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói giảm nghèo .32
    C.Kết luận 34
    D.Tài liệu tham khảo 35

    Mở đầu
    Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII một lần nữa khẳng định sự kiên trì chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, và đề ra chính sách: Công nghiệp hoá và hiện đại hoá để đưa nước ta nhanh chóng trở thành một nước có nền kinh tế phát triển ngay trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi dần dần từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, mở cửa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết quản lý của Nhà nước.
    Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, xây dựng nền công nghiệp hoá hiện đại hoá thì vấn đề nổi lên không chỉ ở nước ta mà ở cả các nước đang phát triển là tình trạng cơ sở hạ tầng kém, thiếu kinh nghiệm, trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên chưa cao. Vì thế, cùng một lúc chúng ta phải bắt tay vào giải quyết nhiều vấn đề cấp bách thì mới đáp ứng kịp thời với yêu cầu đặt ra.
    Đặc biệt vấn đề về lợi ích kinh tế là một trong những vấn đề kinh tế lớn của Nhà nước mà đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã đề ra cho giai đoạn phát triển kinh tế nước ta hiện nay.
    Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong điều kiện đó nhiều loại hình Doanh nghiệp , nhiều loại hình kinh tế cùng tồn tại, cùng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tồn tại trong cơ chế mới với sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi hoạt động kinh doanh nói chung, thì lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp nói riêng và lợi ích của toàn xã hội nói chung luôn được quan tâm hàng đầu.

    Bên cạnh những thành công, tiến bộ của một số Doanh nghiệp thì còn không ít những Doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh thấp dẫn đến nguy cơ sa sút, không đứng nổi trong cơ chế thị trường, phải sát nhập, phá sản hoặc giải thể. Mặt khác tình trạng hoạt động kinh doanh nói chung gặp rất nhiều khó khăn lúng túng và bị động khi chuyển sang cơ chế mới, chưa tìm ra được các giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Ngoài ra, khi chuyển sang cơ chế thị trường, việc xem xét đánh giá, phân tích hiệu quả kinh doanh của các Doanh nghiệp chưa được chú ý đúng mức, nhiều Doanh nghiệp còn chưa đủ tiêu chuẩn để đánh giá, các giải pháp cho việc đẩy mạnh kinh doanh .
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề hiệu quả trong việc đánh giá, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, thì ta có thể thông qua những hình thức phân phối thu nhập của doanh nghiệp đó. Do đó tôi đã chọn đề tài: “Lợi ích kinh tế và các hình thức phân phối thu nhập ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho bài nghiên cứu khoa học của mình và hy vọng đóng góp một phần công sức nhỏ vào lý luận và phương pháp xây dựng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay của Việt Nam.
    -Mục tiêu nghiên cứu: nhằm chỉ ra cho người đọc hiểu rõ được thế nào là lợi ích kinh tế nói chung. Từ đó thông qua lý luận chỉ ra rằng tính tất yếu cho các doanh nghiệp là phải quan tâm đến lợi ích kinh tế. Mà trước hết và sát thực nhất là hình thức phân phối thu nhập hợp lý.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...