Luận Văn Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Hà

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]

    [TR]

    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội


    [/TD]

    [/TR]

    [/TABLE]



    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Trong quá trình hội nhập, làn sóng đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng trong đó có nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản. Đến cuối năm 2006, đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam đạt 7,4 tỷ USD. Nhật Bản đang được coi là nhà đầu tư hiệu quả nhất tại Việt Nam, đứng đầu về số vốn thực hiện, trong đó chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp (85%). Chính phủ hai nước đều thể hiện quyết tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản làm ăn tại Việt Nam thông qua việc ký kết và thực hiện Hiệp định xúc tiến, bảo hộ đầu tư và sáng kiến chung nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

    Lực lượng lao động Việt Nam được thu hút vào làm việc trong các doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng nhiều. Điều đó đã đóng góp đáng kể vào sự ổn định và phát triển nền kinh tế, nó giải quyết được nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

    Trong thời gian qua thực tế cho thấy, lợi ích người lao động trong các doanh nghiệp có vốn Nhật Bản, phần lớn được đảm bảo, không xảy ra các cuộc đình công, bãi công của công nhân, ông chủ đánh đập công nhân như một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác

    Bên cạnh những thành tựu đó cũng còn có những hạn chế gây ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động mà nếu để kéo dài sẽ gây bất lợi không nhỏ đối với sự phát triển không chỉ của người lao động mà còn đối với chính DN. Đầu tháng 10.2006, Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) đã công bố kết quả điều tra về xu hướng và các vấn đề lực lượng lao động và tình hình phát triển nguồn nhân lực ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Kết quả của cuộc điều tra này cho thấy, tại Việt Nam, tỷ lệ các công ty lo ngại về vấn đề tăng lương đặc biệt cao, chiếm tới 75,9%. Mặc dù tăng lương là xu hướng khá phổ biến ở hầu hết các nước, nhưng ở Việt Nam, các công ty Nhật Bản vẫn khai thác được lợi thế về mức lương thấp. Xét tới mức lương hàng tháng, khoảng cách giữa lương của các công nhân ở Việt Nam và ở miền Nam Trung Quốc có khoảng cách đáng kể, khoảng 70 – 80 USD (với cùng một công việc như nhau) [43].

    Do đó, vấn đề lợi ích kinh tế của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn nước ngoài là một vấn đề cần được nghiên cứu trong tình hình hiện nay, để có những giải pháp cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, Học viên chọn đề tài: "Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội" làm luận văn thạc sĩ Kinh tế.

    2. Tình hình nghiên cứu đề tài

    Vấn đề lợi ích kinh tế ở các DN nói chung và các DN có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng đã có một số tác giả đã nghiên cứu:

    - Lợi ích kinh tế cá nhân của người lao động trong các doanh ngiệpNhà nước ở nước ta (Qua thực tiễn ở Hải Phòng) (Luận văn Thạc sĩ, 1995) của Đỗ Đăng Dân.

    - Lợi ích kinh tế của người lao động, vai trò của công đoàn với việc bảo vệ lợi ích này trong các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân (Luận văn Thạc sĩ, 1995) của Nguyễn Lợi.

    - Trần Quang Lâm, An Như Hải chủ biên (2006), Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

    - Đỗ Lộc Diệp (2003), Mỹ - Âu - Nhật văn hoá và phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

    - Trần Thị Nhung, Nguyễn Huy Dũng (2005). Phát triển nguồn nhân lực trong các công ty Nhật Bản hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

    - Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản (Luận văn Thạc sĩ, 1998) của Đỗ Viết Thẩn.

    - Bàn về sự hình thành và kết hợp các lợi ích kinh tế trong nông nghiệp tập thể hiện nay ở nước ta (Luận án. PTS, 1988) của Nguyễn Duy Hùng

    - Lợi ích kinh tế của người lao động và vận dụng nó vào lực lượng vũ trang trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam (Luận án Tiến sĩ khoa học quân sự, 1998), Học viện chính trị Quân Sự

    Tuy nhiên để đi sâu vào vấn đề "Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội" thì chưa có tác giả nào nghiên cứu. Do đó, chúng tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu.

    3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

    3.1. Mục đích

    Trên cơ sở kế thừa các tư liệu đã có, kết hợp với khảo sát thực tiễn

    nhằm góp phần làm rõ thêm những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở đó nhằm đề xuất những phương hướng và giải pháp góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế cho người lao động trong các doanh nghiệp có vốn nước ngoài.

    3.2. Nhiệm vụ

    Để đạt được những mục đích trên, luận văn đi vào giải quyết các nhiệm vụ sau:

    Một là: Hệ thống hoá làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về lợi ích kinh tế nói chung và lợi ích kinh tế cá nhân người lao động nói riêng.

    Hai là: Đi sâu nghiên cứu về thực trạng tình hình lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản, vạch ra những mặt ưu điểm và hạn chế cần phải khắc phục.

    Ba là: Đề ra được hệ thống giải pháp, nhằm bảo vệ lợi ích của người lao động. Từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật, góp phần vào công cuộc xây dựng, kiến thiết, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn thủ đô và trong cả nước.
     
Đang tải...