Luận Văn Lợi ích của việc thực hiện chính sách mô hình lạm phát mục tiêu ở các nước đang phát triển ( w + sil

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỢI ÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU Ở CÁC NUỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
    LỢI ÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU Ở CÁC NUỚC ĐANG PHÁT TRIỂN


    SƠ LƯỢC

    Lạm phát mục tiêu là mục tiêu của chính sách tiền tệ ở nhiều nền kinh tế tiên tiến trên thế giới, nơi mà nó đã thể hiện sự minh bạch và trách nhiệm. Bài viết này xem xét vai trò của nó ở mức độ rộng hơn cho các nước đang phát triển. Các điều kiện cần cho sự thành công của chính sách lạm phát mục tiêu được xác định là: một chính sách tiền tệ độc lập và các công cụ chính sách kết hợp để chống lạm phát. Những điều kiện này là không rõ ràng ở các nước đang phát triển, mặc dù một vài nước với một số thay đổi về thể chế và cam kết duy trì lạm phát thấp như là một chính sách lạm phát mục tiêu.

    TÓM TẮT

    Khó khăn trong việc thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách sử dụng một tỷ giá cố định hoặc kết hợp một rổ tiền tệ trung gian đã được thực hiện ở một số nước công nghiệp vào những năm 1990 để thông qua một khuôn khổ cho chính sách tiền tệ để nhắm đến mục tiêu lạm phát thấp. Những khuôn khổ ấy cũng nhằm cải thiện lạm phát cũng như trách nhiệm và minh bạch của chính sách tiền tệ ở các nước. Mặc dù khuôn khổ của lạm phát mục tiêu đã không được kiểm chứng thực nghiệm kể từ khi ra đời, nhưng nó đã tỏ ra khá hữu ích.

    Bài nghiên cứu này xem xét sự liên quan của chính sách lạm phát mục tiêu đối với các nước đang phát triển. Nó mô tả những điều kiện tiên quyết và cách xây dựng khuôn khổ chính sách tiền tệ này và thảo luận về một số lợi ích của nó trong nền kinh tế ngày nay. Bài viết xác định hai điều kiện chính cho việc áp dụng một chính sách lạm phát mục tiêu:

    (1) khả năng để thực hiện chính sách tiền tệ độc lập của NHTƯ.
    (2) NHTƯ phải có khả năng thực hiện lạm phát mục tiêu cũng như không có trách nhiệm với các mục tiêu khác như: tiền lương, mức thất nghiệp hay tỷ giá

    Một quốc gia đáp ứng hai yêu cầu trên có thể thực hiện chính sách tiền tệ một cách phù hợp với lạm phát mục tiêu, nghĩa là có mục tiêu rõ ràng về mức độ lạm phát trong tương lai, một cam kết rằng sẽ thực hiện đúng chính sách lạm phát mục tiêu, một mô hình để dự đoán lạm phát, và một quy trình để điều chỉnh các công cụ tiền tệ trong trường hợp dự báo lạm phát khác với mục tiêu của mình.

    Những yêu cầu kỹ thuật khá nghiêm ngặt trên của chính sách lạm phát mục tiêu có thể không được đáp ứng ở nhiều nước đang phát triển vì không có sự thống nhất của các cơ quan chính phủ nhằm duy trì lạm phát thấp như là mục tiêu chung của chính sách tiền tệ. Do đó bài nghiên cứu kết luận rằng việc cải thiện lạm phát tiền tệ ở các nước đang phát triển có thể không được thông qua như lạm phát mục tiêu, ít nhất là trong ngắn hạn

    I. GIỚI THIỆU

    Trong những năm 1990 một số quốc gia công nghiệp đã thông qua một khuôn khổ để thực hiện chính sách tiền tệ mà nó đã được biết đến như lạm phát mục tiêu. Việc này báo hiệu một nỗ lực của những quốc gia này nhằm cải thiện mức độ lạm phát của họ. Cải thiện tỉ lệ lạm phát, cũng như tăng trách nhiệm của các cơ quan tiền tệ và minh bạch trong hoạt động của chính phủ, tất cả đều nhằm mục đích nâng cao uy tín của chính sách tiền tệ ở các nước này. Trong thực tế, lạm phát mục tiêu đã xem như một lý thuyết mới để giải thích cho công chúng về các lợi ích của chính sách tiền tệ mở rộng và những hành động cần thiết để đối phó với áp lực lạm phát. Mặc dù những kinh nghiệm thực tế với lạm phát mục tiêu là quá ít để đưa ra kết luận, và khuôn khổ của lạm phát mục tiêu nói chung chưa được thử thách từ môi trường kinh tế toàn cầu. Trong những năm 1990 cho đến nay, lạm phát mục tiêu được xem như là một biện pháp hữu ích cho những nước mà đã thực hiện nó.

    Những quốc gia xem lạm phát mục tiêu là chính sách cần thực hiện, chỉ có được vài nước thuộc nhóm các nước phát triển. Câu hỏi đặt ra là khi nào có thể áp dụng trên diện rộng. Bài viết này trả lời một phần của câu hỏi này bằng cách xem xét sự liên quan của chính sách lạm phát mục tiêu đối với các nước đang phát triển. Để trả lời điều này trước tiên chúng ta cần phải rõ ràng về những gì liên quan đến lạm phát mục tiêu, để đánh giá được liệu ở các nước đang phát triển có thể đáp ứng được các điều kiện cho việc thực hiện thành công chính sách như vậy.

    II. Ý TƯỞNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH

    Xem xét các khái niệm đầu tiên, bắt nguồn từ những giả thuyết cho rằng: mục tiêu quan trọng nhất của chính sách tiền tệ ở bất kỳ nước nào là nên đạt được và duy trì một tỉ lệ lạm phát thấp và ổn định. Cách đây không lâu, giả thuyết này gây ra những tranh luận kéo dài giữa các nhà nghiên cứu. Trong thực tế, những tranh luận giữa các nhà kinh tế học về việc chưa có sự nhất trí trong bốn nhận định sau:

    (1) Sự gia tăng cung tiền từ trung đến dài hạn có ảnh hưởng đến giá cả, thất nghiệp, và sản xuất đình trệ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...