Báo Cáo Lợi ích của việc nuôi dế

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Lợi ích của việc nuôi dế​
    Information
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề
    Nhiều nước, nhất là các nước ở châu Á coi một số loại côn trùng là món ăn ngon. Ở nước ta các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, dế, tằm, sâu chit, nhộng tằm, rươi. là những loại côn trùng được dùng làm món ăn, một số nơi được coi là món ăn quý. Với loài dế cũng có nhiều giống như: dế ché, dế cơm to con, thân màu nâu đen, hai chân sau to có màu nâu sẩm.
    Dế cơm có cùng kích cỡ như dế ché, cánh màu đen đậm, chân nâu nhạt, đây là hai giống to con và lịch lỡm nhất trong họ nhà dế.
    Ngoài ra còn có các loại dế nhỏ con hơn như dế mọi, dế ta, dế nhủi, dế mèn - cái tên quen thuộc trong tiểu thuyết "Dế mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài, nhỏ con nhất và thường sống dưới lớp vỏ cây là dế dủi, không cánh.
    1.2. Mục đính nghiên cứu
    - Dế là một loại côn trùng mà ta có thể nuôi và chế biến ra nhiều món ăn khác nhau ở một số nước như Ấn Độ , Đài Loan, Trung Quốc, thái Lan. Dế còn được coi là món ăn ngon, ở nhiêu nơi dế còn được coi đó như là một đăc sản. Những năm gần đây phong trào ăn dế và nuôi dế ở một số nước ngày càng phổ biến, thì ở VN ta một vài năm trở về đây cũng vậy nhất là ở trong TPHCM dế là một món ngon luôn có ở trên bàn nhậu, nhờ đó mà phong trào nuôi dế bắt đầu hình thành và đã có người giàu lên nhờ nuôi dế.
    - Vậy để đáp ứng nhu cầu một số nhà hàng và một số hộ chăn nuôi. Chúng tôi nghiên cứu vấn đề này để giúp các hộ nuôi dế, Trang trại dế đả cung cấp dế giông cho các hộ chăn nuôi và hướng dẫn kỹ thuật một cách nhiệt tình giúp người nuôi đạt hiệu quả tốt nhất.
    CHƯƠNG 5
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    5.1. Kết luận
    Đúng là nhân dân ta còn mắc cái bệnh sản xuất theo phong trào. Cả trong chăn nuôi và trồng trọt, cứ chạy theo những thứ khởi đầu cho thu nhập cao, sản xuất ồ ạt để rồi khi giá xuống thấp (phù hợp với giá trị kinh tế thực) thì lại bỏ. Phá vườn tạp trồng vải thiều ồ ạt trước đây cũng đã là bài học cho cả người quản lý và nhân dân. Điều đáng suy nghĩ là cơ quan chuyên ngành của các cấp quản lý cần đánh giá đúng giá trị kinh tế của một sản phẩm, định hướng, hướng dẫn nhân dân đầu tư sản xuất thành những vùng hàng hóa, tổ chức liên kết với thị trường (nhất là thị trường nước ngoài) với giá cả phù hợp để phát triển ổn định, lâu dài. So với các con vật nuôi, có lẽ không có con gì dễ nuôi hơn con dế. Như Trịnh Lan nêu trong bài báo: “đầu tư ban đầu ít, vật dụng nuôi dễ, chỉ là chậu nhựa, thùng xốp. Thức ăn cho dế đơn giản, dễ kiếm, chỉ là rau, cỏ, cám gà con.” Đầu tư như thế, một vốn bốn lời đã là rất quý. Sao lại bỏ. Sao lại không khuyến khích?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...