Tiến Sĩ Lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu
    Đề tài: Lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay là công trình khoa học bàn đến một vấn đề bức xúc, phức tạp, nhạy cảm mà toàn xã hội ta đang rất quan tâm hiện nay. Đó là vấn đề lợi ích của công nhân lao động ở các loại hình doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài trong nền KTTT định hướng XHCN. Dưới góc độ triết học - chính trị - xã hội, đề tài đã có những đóng góp mới cả phương diện lý luận, thực tiễn về lợi ích của công nhân ở doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong mối quan hệ với lợi ích của các chủ thể khác ở doanh nghiệp, thống nhất với lợi ích GCCN Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất những định hướng cơ bản và một số giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm lợi ích vật chất, tinh thần, lợi ích thiết thân, trước mắt và lợi ích cơ bản lâu dài của công nhân hài hòa với lợi ích của giới chủ, lợi ích của Nhà nước và toàn xã hội ta hiện nay.
    Kết cấu của luận án gồm phần mở đầu, 3 chương, 6 tiết, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
    2. Lý do lựa chọn đề tài
    Trong mọi thời đại lịch sử, lợi ích luôn đóng vai trò là động lực phát triển của con người và xã hội. Lợi ích gắn liền với hoạt động của con người, là động lực trực tiếp thúc đẩy hoạt động sáng tạo của mỗi cá nhân, cộng đồng, giai cấp, dân tộc. Đồng thời, lợi ích là chất keo gắn kết giữa các thành viên, bảo đảm sự đồng thuận của xã hội. Sự nghiệp đổi mới ở nước ta đang vận động theo hướng phát triển nền KTTT đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, thì việc tạo ra động lực cho người lao động nói chung, công nhân nói riêng là vấn đề mang tính sống còn của chế độ, phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội; phấn đấu cho mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
    Công nhân trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN là một bộ phận của GCCN Việt Nam, là lực lượng lao động rất quan trọng góp phần sản xuất ra của cải vật chất làm giàu cho đất nước và giải quyết những vấn đề xã hội. Đây là đội ngũ công nhân có tính đặc thù về địa vị kinh tế, xã hội. Về mặt kinh tế, họ là những lao động làm thuê cho những chủ ĐTNN; nhưng về xã hội, họ là những người làm chủ đất nước, cùng với GCCN Việt Nam đi tiên phong trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Chính vì vậy, lợi ích và quá trình thực hiện lợi ích của công nhân trong loại hình doanh nghiệp này nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, cần phải được chú ý, quan tâm giải quyết kịp thời, thỏa đáng.
    Trong những năm vừa qua, Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm đến lợi ích của người lao động, lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN thông qua chủ trương và hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật. Việc làm, thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của công nhân đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, lợi ích của công nhân được hưởng trong doanh nghiệp này chưa tương xứng với sự phát triển đất nước và những đóng góp của bản thân họ. Trong nghị quyết Trung ương 6 khoá X, Đảng ta nhận định: “Lợi ích một bộ phận công nhân được hưởng chưa tương xứng với những thành tựu của công cuộc đổi mới và những đóng góp của chính mình; việc làm, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân đang có nhiều khó khăn, bức xúc, đặc biệt là ở bộ phận công nhân lao động giản đơn tại các doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” [34, tr.46]. Một số nội dung của chính sách, pháp luật liên quan đến việc bảo đảm lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN còn bất cập và chưa được thực hiện đầy đủ. Sự kết giữa lợi ích của công nhân với lợi ích của giới chủ, lợi ích của Nhà nước và toàn xã hội chưa hài hòa, thỏa đáng. Nhiều cuộc đình công của công nhân trong những năm qua phần lớn nổ ra ở các doanh nghiệp có vốn ĐTNN và có nguồn gốc mâu thuẫn về quan hệ lợi ích. Vì thế, bảo đảm lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN không chỉ là quan tâm đáp ứng những nhu cầu bức xúc, thiết thân của người công nhân mà còn nâng cao địa vị chính trị, xã hội của họ với tư cách là người làm chủ đất nước trong điều kiện lao động có yếu tố nước ngoài.
    Hiện nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, với những chính sách thu hút đầu tư của Đảng, Nhà nước ta, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN ngày càng phát triển cả về số lượng và quy mô. Vấn đề lợi ích, quan hệ lợi ích giữa công nhân với người sử dụng lao động và chủ thể khác trong xã hội sẽ tiếp tục nảy sinh những mâu thuẫn cục bộ phức tạp. Nếu không được quan tâm và giải quyết hài hòa, thỏa đáng thì chẳng những lợi ích thiết thân của người công nhân không được bảo đảm mà lợi ích chính đáng của nhà đầu tư không được thực hiện, lợi ích của GCCN Việt Nam, lợi ích quốc gia dân tộc sẽ bị tổn hại. Vì vậy, nhận thức, làm sáng tỏ và giải quyết đúng đắn vấn đề lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, có tính thời sự bức xúc hiện nay. Từ những điều nói trên, tác giả chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu và viết công trình luận án tiến sĩ.
    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Việt Nam; luận án đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm bảo đảm lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp này, trong điều kiện phát triển nền KTTT định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    * Đối tượng nghiên cứu của đề tài: lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
    * Phạm vi nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu lợi ích của công nhân Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Việt Nam, chủ yếu ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, qua khảo sát một số khu công nghiệp trọng điểm trên địa bàn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác; các số liệu từ năm 2005 đến nay.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    * Đóng góp mới của luận án:
    - Luận án làm rõ thực chất lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN, trong điều kiện phát triển nền KTTT định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay.
    - Đánh giá thực trạng lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Việt Nam theo hệ thống và phát hiện một số vấn đề cần phải giải quyết hiện nay.
    - Đề xuất định hướng và một số nhóm giải pháp nhằm bảo đảm lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Việt Nam hài hòa với lợi ích của giới chủ, lợi ích của Nhà nước và xã hội ta hiện nay.
    * Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án:
    - Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn góp phần vào quá trình hoàn thiện và thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước về giải quyết vấn đề lợi ích đối với công nhân ở các doanh nghiệp có vốn ĐTNN nói riêng, GCCN Việt Nam nói chung trong điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
    - Góp phần vào việc nâng cao nhận thức về lợi ích, lợi ích của công nhân, tính đặc thù của lợi ích trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN; vai trò của lợi ích và giải quyết đúng đắn vần đề lợi ích trong quá trình xây dựng, phát triển GCCN Việt Nam giai đoạn mới.
    - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy các nội dung liên quan thuộc khoa học xã hội nhân văn trong các học viện, nhà trường ở nước ta hiện nay.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. A.G.Zđravômưxlốp (1986),“Nhu cầu - lợi ích - giá trị”, Nxb Mátxcơva, (Trích theo Nguyễn Linh Khiếu, Góp phần nghiên cứu quan hệ lợi ích, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2002, tr. 36).
    2. Ph. Ăngghen (1873), “Vấn đề nhà ở”, C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995, tr. 287-394.
    3. Ph. Ăngghen (1883), “Lễ an táng Các Mác”, C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995, tr. 499-506.
    4. Ph. Ăngghen (1888), “Lut -Vich Phoi-ơ-Bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”, C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995, tr. 387-451.
    5. Báo cáo của Đảng ủy Khối công nhân Hà Nội về: Công tác xây dựng Đảng ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số 192. ĐUK.
    6. Báo cáo Tổng luận đề tài (2010), Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, mã số KX04.15/06 - 10, Hà Nội.
    7. Hoàng Chí Bảo (2008), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân và vai trò của giai cấp công nhân đối với cách mạng Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Xây dựng và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Hà Nội tháng 1, tr.13 - 42.
    8. Hoàng Chí Bảo - Nguyễn Viết Thông - Bùi Đình Bôn (Đồng chủ biên - 2010), Một số vấn đề phát triển lý luận về giai cấp công nhân Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Lao động Hà Nội.
    9. Phùng Ngọc Bảo (2009), “Chăm lo xây dựng giai cấp công nhân - nguồn lực cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá”, Tạp chí Cộng sản điện tử, số 22 (190).
    10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Kỷ yếu: 20 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.
    11. Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994 (Sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, năm 2007.
    12. Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
    13. Dương Ngọc Bội (2011), “Công nhân hưởng chọn vẹn lợi ích từ kinh phí công đoàn”, http:// laodong.com.vn
    14. C. Mác (1842), “Những cuộc tranh luận về tự do báo chí ”, C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995, tr. 49-126.
    15. C. Mác (1842), “Chủ nghĩa Cộng sản và báo ALLGEMEINE Z. EITUNG ở AuxBuốc”, C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995.
    16. C. Mác và Ph.Ăngghen (1845), “Gia đình thần thánh”, C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995, tr. 13-316.
    17. C. Mác và Ph.Ăngghen (1845-1846), Hệ tư tưởng Đức”, C. Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995, tr.19-664.
    18. C. Mác (1847), “Lao động làm thuê và tư bản”, C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1993, tr. 537-576.
    19. C. Mác (1857), “Lời nói đầu (trích Bản thảo Kinh tế năm 1857-1858)”, C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1993, tr. 854-892.
    20. C. Mác (1891), “Phê phán Cương lĩnh Gô Ta”, C. Mác và Ph. Ăngghen,Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995, tr. 21-53.
    21. C. Mác và Ph. Ăngghen “Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ Vượn thành Người”, C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội , 1994, tr. 641-658.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...