Luận Văn Lợi ích của các nước đang phát triển khi gia nhập tổ chức WTO

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 26/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Tổ chức thương mại thế giới gọi tắt là WTO (World Trade Oganiztion) là một tổ chức thương mại toàn cầu lớn nhất và quan trọng nhất thế giới, thu hút tới 145 nước (trong số khoảng 200 nước là thành viên của liên hiệp quốc) và chi phối tới 95% tổng kim ngạch thương mại toàn thế giới. WTO cũng là tổ chức kinh tế - thương mại đưa ra các yêu cầu rất cao về minh bạch hoá các quy định thương mại, về cắt giảm Thuế quan nhập khẩu, tiến tới xoá bỏ thuế quan, tự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ; về thực hiện quy chế tối huệ quốc - hay thương mại bình thường; về xoá bỏ biện pháp phi Thuế quan như hạn chế định lượng, giấy phép xuất nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu; về thực hiện biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại, nhưng không vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường xuất khẩu hàng hoá và nâng cao khả năng phát triển kinh tế. Chính vì vậy, tham gia vào tổ chức WTO là xu thế tất yếu và là mẫu số chung của các quốc gia trên thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Việc tham gia tổ chức WTO sẽ mang lại cho quốc gia thành viên nhiều cơ hội mới lớn lao và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tiếp nhận những hàng hoá, dịch vụ, công nghệ kỹ thuật quản lý và được đối xử công bằng trên trường quốc tế để cải thiện các điều kiện cần thiết cho phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân trong nước.
    Trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, việc gia nhập tổ chức WTO là một tất yếu khách quan. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển, nền kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu, dân số đông, khoa học - kỹ thuật lạc hậu, trình độ lao động thấp kém việc gia nhập WTO càng trở nên cần thiết. Bên cạnh những lợi ích như khả năng thu hút nguồn vốn, công nghệ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý mở rộng thị trường, đào tạo nhân lực cho sự phát triển mở cửa tạo cơ hội cho sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới, . khi gia nhập tổ chức WTO các nước đang phát triển cũng đứng trước nhiều khó khăn thử thách lớn như cạnh tranh diễn ra gay gắt trong điều kiện thị trường nội địa yếu kém; sự phân hoá giàu - nghèo, thành thị và nông thôn ngày càng mạnh; vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái và nguồn lực lao động chất lượng thấp; luật pháp chưa hoàn thiện . là những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển hiện nay. Đó là những vấn đề đang đặt ra cần được nghiên cứu nhằm làm rõ lợi ích, cũng như những thách thức và những bài học kinh nghiệm hữu ích của các nước đang phát triển đã gia nhập tổ chức WTO cho lộ trình gia nhập tổ chức này của nước ta hiện nay.
    Với những lý do đó người viết mạnh dạn chọn đề tài: - Lợi ích của các nước đang phát triển khi gia nhập tổ chức WTO - cho luận văn tốt nghiệp cử nhân của mình. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường lợi ích của các nước khi gia nhập WTO.
    mục lục
    Trang
    Lời mở đầu 1
    Chương I: Những vấn đề chung về tổ chức thương mại quốc tế (WTO)
    1. Một vài nét khái quát về WTO
    1.1. lịch sử hình thành và phát triển của WTO
    1.2. Điều kiện gia nhập WTO
    2. Sự cần thiết gia nhập WTO của các nước đang phát triển 4
    Chương II: Lợi ích của các nước đang phát triển trong tiến trình gia nhập WTO - Cơ hội và thách thức
    1. Đặc trưng về kinh tế các nước đang phát triển
    2. Lợi ích của các nước đang phát triển khi gia nhập WTO và kinh nghiệm một số nước
    2.1. Khái niệm lợi ích kinh tế
    2.2. Lợi ích của các nước đang phát triển khi gia nhập WTO
    3-Kinh nghiệm của Trung Quốc khi gia nhập WTO
    3.1. Tiến trình gia nhập WTO của Trung Quốc
    3.2. Trung Quốc sau 1 năm gia nhập WTO
    4- Những cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO
    4.1. Cơ hội
    4.2. Thách thức:
    4.2.1. Đối với vấn đề thị trường
    4.2.2. Đối với quyền sở hữu trí tuệ
    4.2.3. Các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn 26
    Chương III: Một số định hướng cơ bản nhằm tăng cường lợi ích của các nước đang phát triển
    1. Tiến hành bảo hộ đối với một số ngành trong nước
    2. Xác định ý thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
    3. Hình thành môi trường thể chế và cơ chế chính sách
    Kết luận
    Danh mục tài liệu tham khảo 64
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...