Luận Văn Lợi ích của các nước đang phát triển khi gia nhập tổ chức WTO

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    1-Tính cấp thiết của đề tài.
    Tổ chức thương mại thế giới gọi tắt là WTO (World Trade Oganiztion) là một tổ chức thương mại toàn cầu lớn nhất và quan trọng nhất thế giới, thu hút tới 145 nước (trong số khoảng 200 nước là thành viên của liên hiệp quốc) và chi phối tới 95% tổng kim ngạch thương mại toàn thế giới. WTO cũng là tổ chức kinh tế - thương mại đưa ra các yêu cầu rất cao về minh bạch hoá các quy định thương mại, về cắt giảm thuế quan nhập khẩu, tiến tới xoá bỏ thuế quan, tự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ; về thực hiện quy chế tối huệ quốc - hay thương mại bình thường; về xoá bỏ biện pháp phi thuế quan như hạn chế định lượng, giấy phép xuất nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu; về thực hiện biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại, nhưng không vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường xuất khẩu hàng hoá và nâng cao khả năng phát triển kinh tế. Chính vì vậy, tham gia vào tổ chức WTO là xu thế tất yếu và là mẫu số chung của các quốc gia trên thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Việc tham gia tổ chức WTO sẽ mang lại cho quốc gia thành viên nhiều cơ hội mới lớn lao và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tiếp nhận những hàng hoá, dịch vụ, công nghệ kỹ thuật quản lý và được đối xử công bằng trên trường quốc tế để cải thiện các điều kiện cần thiết cho phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân trong nước.
    Trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, việc gia nhập tổ chức WTO là một tất yếu khách quan. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển, nền kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu, dân số đông, khoa học - kỹ thuật lạc hậu, trình độ lao động thấp kém việc gia nhập WTO càng trở nên cần thiết. Bên cạnh những lợi ích như khả năng thu hút nguồn vốn, công nghệ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý mở rộng thị trường, đào tạo nhân lực cho sự phát triển mở cửa tạo cơ hội cho sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới, . khi gia nhập tổ chức WTO các nước đang phát triển cũng đứng trước nhiều khó khăn thử thách lớn như cạnh tranh diễn ra gay gắt trong điều kiện thị trường nội địa yếu kém; sự phân hoá giàu - nghèo, thành thị và nông thôn ngày càng mạnh; vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái và nguồn lực lao động chất lượng thấp; luật pháp chưa hoàn thiện . là những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển hiện nay. Đó là những vấn đề đang đặt ra cần được nghiên cứu nhằm làm rõ lợi ích, cũng như những thách thức và những bài học kinh nghiệm hữu ích của các nước đang phát triển đã gia nhập tổ chức WTO cho lộ trình gia nhập tổ chức này của nước ta hiện nay.
    Với những lý do đó người viết mạnh dạn chọn đề tài: - Lợi ích của các nước đang phát triển khi gia nhập tổ chức WTO - cho luận văn tốt nghiệp cử nhân của mình. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường lợi ích của các nước khi gia nhập WTO.
    2- Tình hình nghiên cứu
    Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này dưới những góc độ khác nhau được công bố. Tiêu biểu như các tác phẩm:
    + Đỗ Đức định: Các nền kinh tế đang phát triển trong tiến trình tham gia tổ chức WTO. Tạp chí: Những vấn đề kinh tế thế giới, số 3/199, tr.15.
    + Mười lợi ích của hệ thống thương mại thế giới, Nxb thế giới, Hà nội, 2001.
    + Từ diễn đàn Siatơn: Toàn cầu hoá và tổ chức thương mại thế giới (WTO).
    + Bộ ngoại giao: Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Nxb CTQG, 2000.
    Nhìn chung, các công trình trên đã ít nhiều đề cập tới các vấn đề của các nước đang phát triển khi gia nhập tổ chức WTO. Tuy nhiên, vẫn chưa có những công trình trình bày một cách có hệ thống về lợi ích của các nước đang phát triển khi gia nhập tổ chức WTO.
    3- Mục đích nghiên cứu.
    - Hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến tổ chức WTO.
    - Chỉ ra những lợi ích và khó khăn của các nước đang phát triển khi gia nhập tổ chức WTO, đồng thời nêu lên một số kinh nghiệm của Trung Quốc.
    - Nêu ra một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường lợi ích của các nước đang phát triển khi gia nhập tổ chức WTO.
    4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    a- Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài tập trung vào nghiên cứu kinh tế các nước đang phát triển khi gia nhập tổ chức WTO, chủ yếu đi vào thương mại hàng hoá.
    b-Phạm vi nghiên cứu
    Tập trung vào nghiên cứu kinh tế của các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Trung Quốc.
    5- Phương pháp nghiên cứu.
    Đề tài sử dụng phương pháp duy vật lịch sử - duy vật biện chứng, phân tích - tổng hợp kết hợp các phương pháp khác như thống kê, so sánh để rút ra những kết luận cần thiết.
    6- Những đóng góp của đề tài.
    - Hệ thống hoá những vấn đề liên quan đến tổ chức WTO
    - Đánh giá những lợi ích và khó khăn mà các nước đang phát triển đạt được sau khi gia nhập tổ chức WTO
    - Nêu ra một số kinh nghiệm và giải pháp cơ bản nhằm tăng cường lợi ích của các nước đang phát triển khi gia nhập WTO.
    7- Kết cấu luận văn.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương.
    Chương I: Những vấn đề chung của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO).
    Chương II: Lợi ích của các nước đang phát triển trong tiến trình gia nhập tổ chức WTO – Cơ hội và thách thức.
    Chương III: Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường lợi ích của các nước đang phát triển khi gia nhập WTO.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...