Chuyên Đề Lời giải nào mang tính lâu dài cho bài toán đi lại trong đô thị lớn mật độ cao?

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Bối cảnh


    Những năm gần đây, vấn đề giao thông nội đô tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trở nên trầm trọng. Nhiều giải pháp đã và đang đuợc áp dụng nhằm kiềm chế tai nạn và giảm ách tắc giao thông. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế với thực tế là ách tắc tại trung tâm, các nút giao thông cửa ngõ và tuyến huyết mạch vẫn có chiều hướng gia tăng.

    Nguyên nhân của những tắc nghẽn này có rất nhiều và đi kèm với chúng là những vấn đề về quản lý, thể chế, khả năng đầu tư, nhận thức xã hội, lịch sử, và nhu cầu đô thị hóa nhanh trong thời kỳ công nghiệp hóa. Trong những vấn đề trên, bài viết này đề cập đến ba nội dung có tính hệ thống khi xem xét chiến lược đáp ứng nhu cầu đi lại ở trung tâm các đô thị lớn: (1) sự phân bố dân cư với các công trình công cộng; (2) việc sử dụng phương tiện đi lại trong điều kiện mật độ đi lại lớn; và (3) việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở khu vực này (xem hình dưới đây). Trên cơ sở đó, bài viết phân tích một số chính sách và chiến lược đáp ứng nhu cầu đi lại ở khu vực trung tâm đô thị lớn mật độ cao.


    2. Nhu cầu đi lại ở vùng đô thị lớn

    Quy mô đô thị và nhu cầu đi lại

    Trước tiên chúng ta cần khẳng định việc quản lý giao thông đi lại ở đô thị lớn không phải đơn giản là phép cộng của quản lý các đô thị nhỏ hay đô thị trung bình. Vấn đề của đô thị lớn phức tạp hơn so với phép cộng. Theo lý thuyết hệ thống, nếu coi nhu cầu đi lại giữa các trung tâm quy về n điểm thì tổng hợp nhu cầu đi lại sẽ là 2n(n-1) với mỗi điểm sẽ có liên hệ 2 chiều (2n) với tất cả các điểm còn lại (n-1)1. Trên quan điểm này, nhu cầu
    đi lại của đô thị lớn nhiều hơn nhiều lần so với đô thị nhỏ. Vấn đề quản lý đô thị lớn cũng có số lượng lớn hơn và phức tạp hơn nhiều.

    Bên cạnh đó, đô thị lớn cung cấp những dịch vụ và tiêu thụ những sản phẩm có tính chất và nhu cầu rất khác nhau, đa dạng hơn so với đô thị nhỏ và trung bình. Những công trình như nhà hát, studio nghệ thuật, bảo tàng lớn, hay các bệnh viện lớn, siêu thị lớn, trụ sở các công ty tài chính, luật, tư vấn không thể rời xa các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Năng lực sản xuất lớn đi kèm với nhu cầu tiêu thụ một lượng lớn nguyên liệu, thực phẩm, năng lượng. Cơ sở hạ tầng giao thông phải đảm bảo nhu cầu đi lại trong nội bộ, liên khu vực và quốc tế một cách nhanh chóng, thông suốt, với khối lượng lớn, ổn định, tin cậy, và chi phí hợp lý. Bên cạnh đó, yêu cầu về an ninh, an toàn,

    1 Cách tính này giống như cách tính của số trận đấu bóng đá của mỗi bảng đấu có n đội. Khi số n tăng lên thì số quan hệ tăng theo tỉ lệ bình phương của số phần tử. Ví dụ n=10 thì số nhu cầu đi lại phát sinh đến mỗi phần từ là 2x10x9=180, trong khi n=20, số quan hệ sẽ là 2x20x19=760. Ví dụ giải ngoại hạng Anh với 20 đội bóng sẽ có 760/2 = 380 trận đấu.

    phục vụ đối ngoại đòi hỏi hệ thống giao thông phải đáp ứng nhu cầu luân chuyển hàng hóa dịch vụ và đi lại của nhiều đối tượng có thứ bậc ưu tiên khác nhau. So sánh với đô thị nhỏ, đây cũng không phải phép cộng.

    Phân bố dân cư và nhu cầu đi lại

    Nhu cầu đi lại chịu ảnh hưởng đáng kể của sự phân bố dân cư trong vùng đô thị (metropolitan area). Đô thị lớn đang phát triển thường hình thành ba vùng là khu vực vùng trung tâm (built-up area), vùng ven đô (urban fringe) đang phát triển nhanh, và vùng ngoại ô (suburban) sẽ phát triển nhưng hướng đến chức năng ở là chủ yếu. Đặc trưng của vùng đô thị lớn là sự khác biệt lớn giữa trung tâm và ngoại vi về mật độ dân cư và công trình xây dựng, về tính chất sử dụng đất để ở, dịch vụ, thương mại, và công nghiệp. Thông thường các vùng đô thị có khu vực ngoài trung tâm lớn gấp hàng chục lần
    trung tâm. Tuy nhiên, dân số ở trung tâm lại thường chiếm từ 30%-50%2 tổng số dân
    trong vùng và mật độ đi lại ở đây luôn cao hơn nhiều. Ngược lại, cự ly đi lại của cư dân sống ngoài trung tâm lại xa hơn và nhu cầu đi lại là nhiều hơn.
     
Đang tải...