Tiểu Luận Lôi cuốn học sinh đến với môn tin 7 qua bảng tính điện tử

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Đặt vấn đề:

    1. Lý do chọn đề tài:
    Ở độ tuổi lớp 7, nếu giáo viên giới thiệu bảng tính điện tử với sức mạnh tính toán, thống kê thì các em sẽ thấy rất xa vời, mơ hồ. Giao diện của chương trình cũng không hấp dẫn bằng chương trình tập gõ bàn phím Mario của lớp 6 nên không hấp dẫn, khó mà khiến cho các em hứng thú đến với môn tin học.
    Chương trình bảng tính điện tử là một phần mềm rất phổ biến và thông dụng hiện nay, trong đó chương trình Microsoft Excel là phần mềm phổ biến rộng rãi nhất. Vì vậy cần phải tạo điều kiện cho các em nắm bắt và làm chủ được phần mềm này.
    Ở chương trình tin học 7 các em đã được học, làm quen và thao tác với chương trình bảng tính điện tử, qua quá trình dạy tin học 7 tôi thấy nhiều học sinh khi thực hành nhập bảng tính và tính toán trên bảng tính còn rất chậm. Lí do là các em không biết chỉnh dấu tiếng Việt để gõ, các em còn chưa thuộc cách gõ của kiểu Telex hoặc VNI như thế nào, đặc biệt là các em không nhớ được các chữ cái trên bàn phím nên khi gõ phải đi tìm chữ cái đó ở trên bàn phím.
    Qua đó tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để các em làm tốt công việc này, làm thế nào để các em học môn học này một cách hiệu quả nhất trong khi đó đa số các em nhà không có máy tính, không có điều kiện để thực hành để rèn luyện các thao tác trên khi ở nhà. Căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh gia đình học sinh và thực tế giảng dạy môn tin học ở trường THCS Lê Lợi tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài sáng kiến của riêng mình để giúp học sinh học tốt hơn với bảng tính điện tử ở tin học lớp 7.
    Để nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn tin học và căn cứ vào thực tế tại địa phương, hoàn cảnh gia đình các em học sinh để từ đó đưa ra các phương pháp giúp học sinh làm sao có thể thực hiện một cách nhanh nhất việc chỉnh dấu trong Vietkey (Unikey), gõ các bài thực hành một cách thành thạo theo đúng yêu cầu của từng bài thực hành và theo đúng yêu cầu cảu giáo viên. Từ đó giúp các em yêu thích và hứng thú hơn với việc học bộ môn tin học này.
    Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học nói chung, Tin học 7 nói riêng bản thân tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh còn yếu về kĩ năng thực hành trên máy. Thậm chí còn có một số học sinh còn ngại thực hiện các thao tác trên máy mà chủ yếu là quan sát các học sinh khác trong nhóm thực hành (Học sinh khá-giỏi). Do vậy các tiết thực hành ít khi đạt yêu cầu chất lượng.
    Có lớp ở lớp dưới các em chưa được học môn tin học nên có khoảng hổng kiến thức về bộ môn này.
    Từ những băn khoăn trăn trở làm thế nào nâng cao chất lượng trong mỗi tiết dạy nên trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng đến việc hướng dẫn, chia nhóm thực hành sao cho các đối tượng học sinh đều có thời gian tiếp xúc, sử dụng máy nhiều giúp các em có thể tự khám phá, tự học và so sánh.
    Trong bài này tôi xin đưa ra phương pháp giải quyết được thực trạng đang tồn tại của học sinh hiện nay như đã nêu ở trên và cách giải quyết những thực trạng đó là:
    Thứ nhất: Làm sao để học sinh gõ được bàn phím nhanh hơn và thành thạo hơn đạt được các yêu cầu trong các bài thực hành
    Thứ 2: Biết được cách chỉnh dấu trong Vietkey (Unikey) để thực hiện được việc gõ dấu trong tiếng việt
    Thứ 3: Thực hiện được tốt các phép tính toán đơn giản ở bảng tính theo đúng yêu cầu của đề bài.
    Từ những nhiệm vụ đó tôi đã đưa ra các phương án mới để giải quyết từng vấn đề trên để đạt được mục đích của SKKN với đối tượng nghiên cứu là Học sinh khối 7 của trường THCS Lê Lợi qua các năm học: 2011-2012 đến năm học 2012-2013.

    2. Cơ sở lý luận:
    Chúng ta thấy xã hội hiện nay là xã hội của tri thức, xã hội của tin học, Tin học là lĩnh vực mới và còn non trẻ nhưng nó đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực trong xã hội từ việc soạn thảo văn bản hay tính toán bằng bảng tính, thiết kế trong các văn phòng cho đến việc điều khiển các thiết bị phức tạp như tên lửa, vũ trụ từ đáp ứng những nhu cầu của cá nhân đến việc kinh doanh và quản lí điều hành xã hội. Từ thực tế đó để đáp ứng được những yêu cầu của xã hội hiện nay thì đòi hỏi con người phải có những kiến thức và kĩ năng về tin học, vì vậy hiện nay môn tin học đã và đang được đưa vào các cấp học, từ tiểu học, THCS, THPT, TC, CĐ, ĐH, với cấp học THCS thì Học sinh lớp 6 được làm quen với máy tính , biết cách soạn thảo văn bản đơn giản, với Học sinh lớp 7 thì biết tính toán bằng bảng tính Excel và học tập một số phần mềm phục vụ một số môn học khác như phần mềm Typing Test dùng để luyện gõ bàn phím nhanh phục vụ cho môn tin học, phần mềm Earth Explorer dùng để học môn địa lí, phần mềm Toolkit Math dùng để phục vụ môn toán học.
    Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương chính sách đầu tư và phát triển về ứng dụng công nghệ thông tin như:
    - Chỉ thị số 58-CT/TW của bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã chỉ rõ:
    “Ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước”.
    - Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục đã chỉ rõ:
    Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT: Ứng dụng và phát triển CNTT trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục.
    Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành là: Tổ chức tốt việc dạy và học tin học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập tin học trong nhà trường, .
    Đặc trưng của môn Tin học là khoa học gắn liền với công nghệ, do vậy một mặt trang bị cho học sinh kiến thức khoa học về Tin học, phát triển tư duy thuật toán, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải chú trọng đến rèn luyện kĩ năng thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành, nắm bắt và tiếp cận những công nghệ mới của Tin học phục vụ học tập và đời sống. Nội dung chương của môn Tin học tự chọn hiện hành ở các trường phổ thông đã đáp ứng được những yêu cầu trên.
    Trong chương trình tin học lớp 7 về kĩ năng các em cần đạt là phải nhập được bảng tính thành thạo và thực hiện các phép tính toán đơn giản đảm bảo đúng thời gian trong các bài thực hành.

    3. Cơ sở thực tiễn:
    Thực tế từ khi tôi bắt đầu về trường giảng dạy môn tin học, tôi thấy đa số các em rất hứng thú học tập với bộ môn này. Nhà trường cũng đã tạo mọi điều kiện thuân lợi cả về CSVC trang thiết bị, kế hoạch và con người phục vụ công tác đưa tin học vào nhà trường. Tuy nhiên là kĩ năng thực hành trên máy của học sinh còn khiêm tốn, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy để rèn luyện các kĩ năng, bởi đây là một môn học mới. Đồng thời do điều kiện về kinh tế còn khó khăn nên các em cũng không được tiếp xúc nhiều với máy tính.
    Từ năm học 2011-2012 trường THCS Lê Lợi đã đầu tư 2 phòng máy vi tính hơn 40 máy phục vụ cho việc đưa tin học vào nhà trường. Với số lượng máy trên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập hiện nay. Học sinh trên địa bàn chủ yếu là con em các gia đình nông nghiệp và làm thuê, sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con em còn nhiều hạn chế, điều kiện để các em có máy vi tính ở nhà là rất khó, hầu hết các em chỉ được tiếp xúc, làm quen với máy tính trong giờ học dẫn đến việc sử dụng máy của học sinh còn lúng túng, chất lượng giờ thực hành chưa cao. Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học.
    Đầu năm học 2011-2012 được sự quan tâm và đóng góp của lãnh đạo và các tổ chức xã hội, trường THCS Lê Lợi đã tu sửa và lắp đặt thêm máy tính cho phòng máy nhằm giúp cho các em có điều kiện được thực hành trên máy tính nhiều hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...