Thạc Sĩ Lỗi chính tả của học sinh tiểu học huyện Hải Hậu - Nam Định

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần I: MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất mà còn là công cụ tư duy của một dân tộc nói chung và của các em học sinh (HS) trong nhà trường nói riêng. Ngôn ngữ đồng thời còn là một trong những yếu tố cấu thành quan trọng nhất của một nền văn hóa dân tộc, góp phần làm nên và thể hiện ra bản sắc, giá trị của nền văn hóa ấy.
    Là hệ thống ký hiệu bằng các con chữ và các dấu, chữ viết ghi lại ngôn ngữ âm thanh, thành tiếng của con người, giúp con người vượt qua những trở ngại về không gian và thời gian, ghi lại những kinh nghiệm ngàn đời của cha ông về tự nhiên và xã hội, sáng tạo ra các tác phẩm văn chương cho muôn đời.
    Trong bất kỳ hệ thống chữ viết nào trên thế giới nói chung cũng như chữ Quốc ngữ ở Việt Nam nói riêng, đều luôn bao gồm các quy định, quy tắc về chính tả (CT); nhằm giúp cho mọi người trong xã hội học tập, giao tiếp thuận lợi (nhất là khi quốc gia đó có nhiều tiếng địa phương) và đồng thời việc phát âm chuẩn và viết đúng CT sẽ góp phần giữ gìn sự trong sáng và thống nhất của ngôn ngữ văn hóa, ngôn ngữ quốc gia.
    Đối với nhà trường phổ thông ở Việt Nam, việc phát âm chuẩn và viết đúng CT có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xây dựng và rèn luyện ngôn ngữ là tiếng Việt. Môn Tiếng Việt có chức năng là rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ trong nhà trường; và mục tiêu đầu tiên của giáo dục tiểu học là rèn luyện cho HS kỹ năng "đọc thông viết thạo" chữ Quốc ngữ.
    CT là một phần trong nội dung chương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Đây là môn học có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản - đó là nghe, nói, đọc, viết. Có kỹ năng CT thành thạo sẽ giúp cho HS học tập, giao tiếp và tham gia các
    quan hệ xã hội được thuận lợi; đồng thời việc mỗi thành viên xã hội (trong đó có HS) phát âm chuẩn và viết đúng CT sẽ góp phần giữ gìn sự trong sáng và thống nhất của Tiếng Việt
    Tiếng Việt là một ngôn ngữ bao gồm trong nó ba phương ngữ (Bắc, Trung, Nam) và nhiều thổ ngữ khác nhau bên trong các phương ngữ đó. Điều này, một mặt, làm cho Tiếng Việt thêm phong phú và giàu đẹp, nhưng mặt khác, phương ngữ và thổ ngữ cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra các lỗi chính tả (LCT) cho HS do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương theo kiểu “nói sao viết vậy”.
    Huyện Hải Hậu là địa phương vùng ven biển thuộc tỉnh Nam Định; có thể coi tiếng nói của cư dân ở đây như một thổ ngữ vì về ngữ âm nó có những điểm rất đặc trưng, khu biệt khá rõ so với phương ngữ Bắc và ngôn ngữ toàn dân. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến cách viết CT - cụ thể là một số loại lỗi – trong ngôn ngữ viết của người dân, đặc biệt là đối với con em họ đang lứa tuổi đến trường.
    Vì thế, việc nghiên cứu, khảo sát LCT và tìm hiểu ảnh hưởng của những nhân tố phát âm mang tính địa phương đến việc tồn tại các LCT thường mắc của HS thực sự là cần thiết, nhằm giúp các em khắc phục các loại LCT thường gặp.

    Do vậy, chúng tôi chọn: Lỗi chính tả của học sinh tiểu học huyện Hải Hậu - Nam Định làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ của mình.



    Phần I: MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
    4. Đối tượng nghiên cứu 7
    5. Cái mới và ý nghĩa của đề tài 7
    6. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 7
    7. Cấu trúc của luận văn 9
    Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 10
    Chương 1 10
    NGỮ ÂM VÀ CHỮ VIẾT TIẾNG VIỆT - CƠ SỞ ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC HẢI HẬU

    1.1 Đặc điểm ngữ âm Tiếng Việt 10
    1.1.1 Âm đầu 11
    1.1.2 Âm đệm 15
    1.1.3 Âm chính 15
    1.1.4 Âm cuối 18
    1.2 Đặc điểm chữ viết Tiếng việt 19
    1.3 Đặc điểm và quy tắc chính tả Tiếng việt 23
    1.3.1 Đặc điểm 23
    1.3.2 Các quy tắc CT tiếng Việt hiện hành 25
    1.4 Đặc điểm tự nhiên, văn hóa - xã hội, ngôn ngữ huyện Hải Hậu 28
    1.4.1 Đặc điểm tự nhiên, văn hóa - xã hội huyện Hải Hậu 28
    1.4.2 Đặc điểm về tiếng nói 29
    1.5 Tiểu kết chương 1 32
    Chương 2 34
    THỰC TRẠNG LCT CỦA HSTH HẢI HẬU

    2.1 Tiến hành khảo sát LCT của HSTH Hải Hậu 34
    2.1.1 Mục đích khảo sát 34
    2.1.2 Địa điểm và đối tượng khảo sát: 34
    2.1.3 Nội dung và phương pháp khảo sát 34
    2.2 Kết quả khảo sát LCT của HSTH huyện Hải Hậu 36
    2.2.1 LCT của HSTH huyện Hải Hậu qua bài thi chất lượng 36
    2.2.2 LCT của HSTH huyện Hải Hậu qua vở ghi bài 52

    2.2.3 LCT của HSTH huyện Hải Hậu qua phiếu khảo sát 62
    2.2.4 Phân loại các nhóm lỗi 70
    2.3 Tiểu kết chương 2 71
    Chương 3 73
    NGUYÊN NHÂN LCT - CÁCH CHỮA VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ,
    ĐỀ XUẤT NHẰM KHẮC PHỤC LCT CHO HSTH HẢI HẬU

    3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến LCT của HSTH Hải Hậu 73
    3.2 Biện pháp khắc phục LCT cho HS của GV tiểu học ở Hải Hậu 75
    3.2.1 Biện pháp 75
    3.2.2 Biện pháp khắc phụ LCT cho HS của GV tiểu học Hải Hậu 76
    3.3 Nguyên nhân, cách chữa LCT cho HSTH Hải Hậu 77
    3.3.1 Nguyên nhân, cách chữa LCT của HSTH Hải Hậu do viết sai 78
    so với các quy tắc CT
    3.3.2 Nguyên nhân, cách chữa LCT của HSTH Hải Hậu do ảnh 78
    hưởng bởi thổ ngữ mẹ đẻ
    3.4 Các kiến nghị về dạy học CT cho HSTH Hải Hậu 83
    3.4.1 Đảm bảo tính giáo dục toàn diện, rèn luyện cho HS các đức 83 tính và kỹ năng cần thiết trong môn học CT
    3.4.2 Quan tâm đặc biệt tới HS yếu kém trong dạy học CT 86
    3.4.3 Cần giúp HS được làm quen với chữ viết đúng 86
    3.4.4 Cần giúp HS được làm quen với cách phát âm đúng 87
    3.4.5 Phải chú ý đến đặc điểm phương ngữ, thổ ngữ trong dạy CT 87
    3.4.6 Đảm bảo tính liên thông trong rèn luyện CT cho HS 88
    3.5 Một số đề xuất nhằm khắc phục LCT cho HSTH Hải Hậu 88
    3.5.1 Xác định hệ thống chính tả phương ngữ trong dạy học 88
    3.5.2 Giúp học sinh ý thức đầy đủ hệ thống chính tả phương ngữ 89
    3.5.3 Tăng cường tri giác chữ viết bằng thị giác ở học sinh 89
    3.5.4 Lấy học sinh làm trung tâm trong giờ học chính tả 91
    Phần III: KẾT LUẬN ĐỀ TÀI 94
    Danh mục các tài liệu tham khảo 98
    Phụ lục 100
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...