Tiểu Luận Logic và tiếng việt, những câu chuyện trí tuệ về lập luận logic

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Logic học đã phát triển từ rất sớm ở các nước Hi Lạp, Trung Quốc và ấn Độ, trong đó nổi bật nhất là ở Hi Lạp. Logic học được hình thành từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên với tên tuổi của nhà triết học vĩ đại Aristote (384-322tcn), ông là người sáng lập ra ngành khoa học này.
    Thuật ngữ logic nguyên là một từ gốc Hi Lạp (logike) với ý nghĩa là một môn khoa học về tư duy và từ này lại bắt nguồn từ một từ khác logos có nghĩa là "lời nói", "trí tuệ", "lập luận". Thuật ngữ này đi vào tiếng La tinh thành logica. Từ này là nguồn gốc của hàng loạt từ cùng nghĩa trong các ngôn ngữ ở châu âu như: logika (Nga, Ba Lan), logic (Anh), logique (Pháp), .
    Từ logic của tiếng Việt bắt nguồn từ logique - một từ Pháp xuất hiện vào thế kỷ XIII. Thuật ngữ này trước đây còn gọi là "luận lý học", "lý học". Thuật ngữ logic thường được sử dụng với hai nghĩa sau:
    Khoa học về hình thức và quy luật của tư duy. Nghiên cứu tư duy với tư cách là hệ thống ánh phản về giới hiện thực được xem xét dưới góc độ tính chân thực hay giả dối của các ánh phản ấy. Tức là nó nghiên cứu những quy luật và hình thức suy luận của tư duy nhằm đi tới sự nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan.
    Những mối liên hệ tất yếu có tính quy luật giữa các sự vật và các hiện tượng trong hiện thực khách quan cũng như giữa những ý nghĩ, tư tưởng trong tư duy, trong lập luận của con người.
    Cho tới nay, sự phát triển của logic học đã trải qua nhiều giai đoạn và đạt được những thành tựu to lớn, nó chiếm một vị trí vô cũng quan trọng trong đời sống.
    Có thể nói trong mọi môn học, trong mọi nghề nghiệp chúng ta đều phải sử dụng "tính logic" của nó. Nhờ logic mà môn học đó có tính chặt chẽ và chính xác hơn, trong công việc nhờ logic sẽ giúp chúng ta thành đạt hơn. Và một điều hiển nhiên chúng ta rất dễ nhận biết đó là trong cuộc sống hàng ngày thường xuyên nghe những câu "không logic", "nói chẳng ăn khớp gì hết", "nói như vậy là có lý", "mâu thuẫn", rồi những cuộc suy luận, tranh luận vẫn thường xuyên xảy ra. Vậy thì vì sao lại có những câu nói như vậy và để giải quyết vấn đề đó như thế nào logic học sẽ cung cấp cho ta một công cụ phân tích, trả lời những câu hỏi đó.



    I. Khái lược logic học
    1. Logic học
    2. Logic và ngôn ngữ

    II. Lập luận logic
    1. Lập luận logic
    2. Lập luận trong những câu chuyện trí tuệ người xưa
    2.1. Lập luận theo logic
    2.2. Lập luận theo logic tự nhiên
    2.3. Sự so sánh trong lập luận
    2.4. Lí lẽ nguỵ biện

    III. Kết luận
    Tài liệu tham khảo
     
Đang tải...