Tài liệu Lộc Ngộc

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công dụng:
    Lộc ngộc thường được dùng làm cột nhà, cột điện tạm thời; Đồng
    bào dân tộc vùng cao dùng thân làm máng dẫn nước; làm cầu qua suối nhỏ,
    cột vó bè và làm nguyên liệu cho công nghiệp giấy sợi. Măng lộc ngộc to, ăn
    ngon.
    Lộc ngộc là loài có thân to, vách dày và chắc nhất trong số các loài tre
    có đường kính thân lớn ở Việt Nam. Đây là nguyên liệu tốt nhất để làm cột
    nhà, đặc biệt các nhà làm bằng tre. Trọng lượng thân cây tươi:
    - Phổ biến: đường kính 10-12cm; trọng lượng 40-50kg/cây.
    - Trung bình lớn: đường kính 14-16cm; trọng lượng 55-
    70kg/cây.
    - Cá biệt: đường kính 16-18cm; trọng lượng 80-120kg/cây.
    Trong thân tre tươi chứa cellulose (44,87%); lignin (25,17%); pentosan
    (16,30%). Độ dài của sợi 2,73mm; tỷ trọng 0,43.
    Hình thái:
    Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm thành bụi lớn, dày đặc
    tới 30 trong một bụi, cao 15-25m, đường kính lớn, ngọn cong, nhưng thường
    bị cụt ngọn. Lóng dài 15-25cm, đường kính trung bình 14-16cm, cá biệt 16-
    18cm, khi non màu xanh đen, có lông nâu, ép sát, khi già màu xanh nhạt
    nhẵn bóng; mắt cành lớn, rộng 2-3cm; các lóng gốc thường ngắn, phần giữa
    lóng phình to, hai đầu thót lại; vách dày 3-4cm; đốt có vòng mo nổi rõ, cao
    2mm, có 2 vòng lông màu trắng ở trên và dưới vòng mo, mỗi vòng rộng 10-
    14mm; mắt to rộng 3-4cm, cao 2-3cm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...