Tài liệu Lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu và chống độc

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỌC MÁU LIÊN TỤC TRONG HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC


    ---


    TS.BS Đỗ Quốc Huy*


    1. Đại cương


    Thẩm tách máu ngắt quãng truyền thống (Intermittent hemodialysis – IHD: thận nhân
    tạo) thường gây nên rối lọan huyết động cho những bệnh nhân (BN) đang bị bệnh nặng
    trong Hồi sức cấp cứu và chống độc (HSCC & CĐ), hơn nữa biện pháp này cũng không
    giúp lọc bỏ khỏi máu một cách hiệu quả một số “chất độc” gắn với protein hoặc có trọng
    lượng phân tử trung bình và lớn.
    Lọc máu liên tục (Continuous blood purification) hay còn gọi là liệu pháp thay thế thận
    liên tục CRRT (Continuous renal replacement therapy - CRRT) lần đầu tiên được
    Kramer và cs mô tả vào năm 1977 (CRRT) nhằm cố gắng cung cấp sự giúp đỡ nhân
    tạo cho chức năng thận bị suy yếu của một BN không thể làm IHD được do tụt huyết
    áp. Các dạng CRRT đầu tiên được thực hiện bằng cách lấy máu từđộng mạch (ĐM) và
    sử dụng chính huyết áp ĐM trung bình của BN đểđẩy máu qua quả lọc. Kỹ thuật này
    hiếm khi thành công do hầu hết các BN nặng thường có huyết động không ổn định, hơn
    nữa các biến chứng do đặt ống thông vào động mạch đã làm hạn chế rất nhiều hiệu
    quả của liệu pháp này.
    Đã hơn 20 năm, CRRT đã trải qua những bước ngoặt đáng kể về kỹ thuật và quan
    niệm, ngày nay hầu hết các trường hợp CRRT đều thực hiện bằng cách lấy máu từ tĩnh
    mạch (TM) và sử dụng hệ thống bơm máu nhằm duy trì dòng máu thỏa đáng đi qua
    quả lọc, việc nghiên cứu và sử dụng các lọai màng lọc - quả lọc mới có cấu trúc đặc
    biệt, cùng với những hiểu biết mới về cơ chế bệnh sinh đã làm thay đổi một cách sâu
    sắc về vai trò của CRRT trong Y học, nhất là trong lĩnh vực HSCC & CĐ. CRRT không
    chỉ còn dành riêng đểđiều trị suy thận cấp trên những BN có huyết động không ổn định
    mà đã được mở rộng không ngừng về chỉđịnh điều trị cho cả nhóm BN không bị suy
    thận. CRRT thực sựđã được coi như một cuộc cách mạng trong HSCC & CĐ, nó đã
    góp phần đáng kể làm thay đổi tiên lượng của nhiều lọai bệnh vốn là những thách thức
    của nhân loại như những BN suy đa phủ tạng (Multiorgan failure syndrome – MOFS),
    suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), sốc nhiễm khuẩn, suy gan cấp, suy tim phù kháng trị,
    suy hô hấp trong nhược cơ hay trong hội chứng Guillain-Barre, viêm tụy cấp, đặc biệt
    các BN bị ngộđộc (intoxication) nặng đã có thêm cơ hội được sống.
    Bài viết này nhằm giới thiệu tổng quan về vai trò và các nguyên lý của lọc máu liên tục
    ứng dụng trong HSCC & CĐ, cập nhật các nghiên cứu mới và những vấn đề tồn tại cần
    tiếp tục bàn luận và nghiên cứu trong tương lai.


    2. Những khái niệm chủ yếu


    2.1. Lọc máu liên tục là gì ?
    Tập hợp các phương thức điều trị nhằm lọc bỏ ra khỏi máu (làm sạch) một cách liên tục
    và chậm rãi các chất độc (nội sinh hoặc ngoại sinh), dịch và điện giải , dành cho các
    BN có huyết động không ổn định, có hoặc không có suy thận.
    Khái niệm và tên gọi của liệu pháp lọc máu liên tục đã có những thay đổi đáng kể, phần
    lớn các tài liệu xuất bản trên thế giới đều dùng thuật ngữ “liệu pháp thay thế thận liên
    tục – CRRT” do lúc đầu biện pháp điều trị này chỉ dành để thay thế cho chức năng bài
    tiết của thận bị suy giảm trên những BN có huyết động không ổn định.


    *Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương, tp. Hồ Chí Minh.


    1
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...