Tiến Sĩ Loài vật trong Tiếng gọi nơi hoang dã và Nanh trắng của Jack London

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt luận án tiến sĩ năm 2012
    Đề tài: Loài vật trong Tiếng gọi nơi hoang dã và Nanh trắng của Jack London

    Abstract. Tổng quan về vai trò đặc biệt của loài vật trong sáng tác của Jack London.
    Chứng minh một thế giới nhân vật loài vật đa dạng và trình bày vị trí của hình tượng
    chó sói, dấu ấn ngụ ngôn cũng như cách tái hiện nhân vật trong tiểu thuyết của Jack
    London. Chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Jack
    London.
    MỞ ĐẦU
    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Jack London (1876 – 1916) là một trong những đại biểu xuất sắc của nền văn
    học tiến bộ Hoa Kỳ vào những thập niên cuối của thế kỉ XIX đầu XX. Tuy cuộc đời
    ngắn ngủi nhưng con người của hai thế kỉ này đã trải qua nhiều biến chuyển phức
    tạp trong đời sống xã hội nước Mỹ và để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ. Tác
    phẩm của Jack London được dịch ra nhiều thứ tiếng và có mặt ở Việt Nam vào
    những năm sáu mươi của thế kỉ XX. Mặc dù được nhiều bạn đọc yêu mến nhưng
    cho đến nay các công trình nghiên cứu về Jack London vẫn chưa được quan tâm
    đúng mực, chỉ với một luận án, vài luận văn và một số công trình nghiên cứu,
    chừng đó chưa thể khám phá hết giá trị tác phẩm của Jack London cũng như chưa
    tương xứng với sự đóng góp của nhà văn cho nền văn học thế giới.
    Trong tiểu thuyết của Jack London thì Nanh trắng và Tiếng gọi nơi hoang dã
    là hai tác phẩm tiể u biểu cho hình tượng loài vật. Việc đưa các con vật vào
    chuyện kể không còn là mảnh đất mới mẻ đối với nhà văn và bạn đọc. Nhưng từ
    khi sinh mệnh của những con chó sói trong mỗi cuốn truyện của Jack London ra
    đời đã thu hút, say mê với bất cứ ai yêu mến v ăn học. Và người ta không thể
    2
    không tìm hiểu về những gì đã hấp dẫn họ. Tuy nhiên việc chúng tôi lựa chọn
    hình tượng loài vật trong tác phẩm của Jack London làm cơ sở nghiên cứu đề tài
    chủ yếu xuất phát từ những lí do sau:
    Thức nhất, so sánh với các nhà v ăn trước đó, với những cây bút cùng thời và
    tại thời điểm này thì Jack London vẫn là một nhà văn xuất sắc đã xây dựng được
    hình tượng chó sói gắn liền với tên tuổi của mình. Thứ hai, chúng ta không thể
    phủ nhận rằng đã có những quan niệm, những cách tân mớ i mẻ từ các câu chuyện
    về loài vật của Jack London. Nhà văn không chỉ qua những con sói để tái hiện đời
    sống con người mà quan trọng hơn, ông đã hướng ngòi bút vào chiều sâu tâm lí,
    để nhân vật là những con vật trở thành một thực thể sống động, biết lắng n ghe,
    cảm nhận cuộc đời.
    Bên cạnh đó, trên văn đàn nghệ thuật thế giới những năm gần đây, mảng đề tài
    về loài vật đã trở nên vắng bóng, thay vào đó là xu hướng khai thác đời sống, chiều
    sâu tâm tư con người, đáp ứng thị hiếu của độc giả. Với đề tài: “Loà i vật trong tiểu
    thuyết Nanh trắng và Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London”, chúng tôi mong
    muốn góp tiếng nói đánh thức mảng văn học dường như đang đi vào quên lãng.
    2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
    Tiếng gọi nơi hoang dã và Nanh trắng là hai cuốn tiểu thuyết ghi dấu tên tuổi J.
    London. Do đó có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về các văn bản này trên nhiều
    phương diện từ hình tượng, hiện thực, thi pháp, Song mảng tài liệu nghiên cứu về
    loài vật trong sáng tác của Jack London vẫn chủ yếu được trình bày xen kẽ , rải rác
    trong một số bài viết: Những nhận định đặc trưng phong cách J. London của tác giả
    Đỗ Đức Dục [20]; Vài nét về nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Đào Duy Hiệp
    [28]; Tác giả Lê Nguyên Cẩn có bài viết về J. London và hình tượng con chó Buck. Và
    một số công trình nghiên cứu tổng hợp của tác giả Lê Đình Cúc về tác gia văn học Mỹ
    [17]; Lê Huy Bắc với hồ sơ về con chó Buck [6]. Bên cạnh nguồn tài liệu tiếng Việt
    còn có một nguồn tài liệu dồi dào từ tiếng nước ngoài của một số tác giả như: King
    Hendricks, Ear Labor, Earl Wilcox, J. MeClintock, là những gợi mở cho đề tài của
    chúng tôi.
    3
    3. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhân vật loài vật trong hai cuốn tiểu thuyết:
    Tiếng gọi nơi hoang dã và Nanh trắng. Từ hình tượng này, chúng tôi mở rộng khai
    thác trên một số phương diện về nghệ thuật, tư tưởng của nhà văn.
    3.2. Mục đích nghiên cứu
    Loài vật có một vai trò đặc biệt trong sáng tác của Jack London. Ngoài việc
    chứng minh một thế giới loài vật đa dạng, luận văn còn đi sâu trình bày vị trí của hình
    tượng chó sói, dấu ấn ngụ ngôn cũng như tái hiện nhân vật. Từ đó chỉ ra những đặc sắc
    trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Jack London.
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    3.3.1. Phạm vi nghiên cứu
    Với đề tài: Loài vật trong Tiếng gọi nơi hoang dã và Nanh trắng, chúng tôi chủ
    yếu tập trung vào ba vấn đề chính: phân loại kiểu nhân vật loài vật, tính ngụ ngôn và
    vài nét về nghệ thuật xây dựng nhân vật.
    3.3.2. Phạm vi tác phẩm
    - Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sẽ khảo sát kĩ trên hai cuốn tiểu thuyết lớn
    viết về loài vật của tác giả: Tiếng gọi nơi hoang dã [34] và Nanh trắng [35].
    - Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo trên một số tác phẩm khác của J.London
    để từ đó có sự nhìn nhận và đánh giá toàn diện hơn về vai trò, ý nghĩa của hình tượng
    này trong quá trình sáng tác của nhà văn.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng và kết hợp cùng lúc nhiều phương
    pháp nghiên cứu. Trong đó có ba phương pháp chủ yếu sau:
    - Phương pháp thống kê hệ thống
    - Phương pháp đối chiếu
    - Phương pháp phân tích tổng hợp
    5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài: Loài vật trong Tiếng gọi nơi hoang dã
    và Nanh trắng của Jack London được triển khai theo ba hướng tương ứng với ba
    chương văn bản:
    Chương 1: Kiểu nhân vật loài vật
    Chương 2: Dấu ấn ngụ ngôn
    Chương 3: Nhân vật qua xung đột và khắc họa tâm l
    4
    Chương 1
    KIỂU NHÂN VẬT LOÀI VẬT
    1.1. Sói hóa chó nhà
    1.1.1. Vị trí hình tượng chó – sói
    Sự xuất hiện của thế giới loài vật trong hệ thống tác phẩm của Jack London tương
    đối đa dạng. Mỗi con vật dù đứng với tư cách là hình tượng chính hay phụ, to lớn hay
    bé nhỏ, xuất hiện dày đặc hay thoáng qua đều được nhà văn miêu tả với những nét đặc
    trưng nhất. Tuy nhiên chúng tôi xét thấy J. London chủ yếu tập trung vào hai nhóm đối
    tượng chính: Hình tượng chó sói và các loài vật hoang dã. Trong đó, chó sói là hình
    tượng chủ đạo, xuất hiện với tần số dày đặc. Chúng góp mặt ở nhiều thể loại, phong
    phú về môi trường sống, đa dạng về tính cách, phức tạp trong đời sống nội tâm.
    Để rõ hơn vấn đề này,chúng tôi đưa ra đây bảng thông kê sơ bộ về hai cuốn tiểu
    thuyết của Jack London hòng chứng mình vai trò, vị trí của hình tượng chó sói trong
    đời sống văn học của nhà văn tài năng này.
    Loài vật xuất hiện trong Tiếng gọi nơi hoang dã
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...