Luận Văn Lộ trình thực hiện cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2015

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ?MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU trang 1
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI trang 3
    1.1 Khái niệm tỷ giá trang 3
    1.2 Các loại tỷ giá trang 4
    1.2.1 Phân loại theo đối tượng trang 4
    1.2.2 Tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa trang 5
    1.2.3 Tỷ giá kinh doanh ngoại tệ trang 6
    1.3 Các cơ chế điều hành tỷ giá trang 7
    1.3.1 Hệ thống tỷ giá cố định trang 7
    1.3.2 Hệ thống tỷ giá thả nổi trang 7
    1.3.3 Hệ thống tỷ giá hỗn hợp giữa cố định và thả nổi trang 8
    1.3.4 Các chế độ tỷ giá hiện hành trang 9
    1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá trang 13
    1.4.1 Quan hệ cung cầu trang 13
    1.4.2 Mức độ lạm phát trang 14
    1.4.3 Lãi suất ngân hàng trang 15
    1.4.4 Thu nhập tương đối trang 16
    1.4.5 Kiểm soát của Chính phủ trang 16
    1.4.6 Kỳ vọng trang 17
    1.4.7 Những nhân tố khác trang 17
    1.5 Ảnh hưởng của tỷ giá đến nền kinh tế trang 18
    1.5.1 Tỷ giá hối đoái và ngoại thương trang 18
    1.5.2 Tỷ giá hối đoái và sản lượng, công ăn việc làm, lạm phát trang 19
    1.6 Kinh nghiệm điều hành của các quốc gia trang 20
    1.6.1 Kinh nghiệm điều hành tỷ giá ở Trung Quốc trang 20
    1.6.2 Kinh nghiệm điều hành tỷ giá ở Thái Lan trang 21
    1.6.3 Kinh nghiệm điều hành tỷ giá ở Chi Lê trang 21
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CỦA VIỆT
    NAM
    2.1 Giai đoạn tỷ giá cố định trang 23




    - 2 -
    2.1.1 Giai đoạn trước năm 1989 trang 23
    2.1.2 Giai đoạn 1989-1992 trang 28
    2.2 Giai đoạn điều chỉnh theo tỷ giá liên ngân hàng trang 33
    2.2.1 Từ 1993-1999 trang 33
    2.2.2 Giai đoạn từ tháng 02/1999 đến nay trang 38
    2.3 Nhận xét & yêu cầu hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam
    2.3.1 Ưu nhược điểm trang 42
    2.3.2 Yêu cầu hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá trang 45
    CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CỦA VIỆT
    NAM
    3.1 Mục tiêu của chính sách tỷ giá trang 51
    3.2 Lộ trình thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam trong gia đoạn 2005-
    2015
    3.2.1 Trong trung hạn (2005-2010) trang 54
    3.2.2 Trong dài hạn trang 55
    3.3 Những giải pháp hổ trợ cho lộ trình trang 57
    3.3.1 Vận dụng dự báo tỷ giá trang 57
    3.3.2 Chính sách lãi suất trang 58
    3.3.3 Phối hợp các chính sách tài chính tiền tệ trang 59
    3.3.4 Các giải pháp khác trang 66
    KẾT LUẬN trang 68
    PHỤ LỤC
    TÀI LIỆU THAM KHẢO





    ?PHẦN MỞ ĐẦU
    Trong một nền kinh tế thị trường mở, thương mại quốc tế trở thành phổ biến,
    việc thanh toán giữa các quốc gia với nhau phải sử dụng tiền tệ của nước này hay
    nước khác. Để thực hiện việc chuyển đổi tiền tệ như vậy, các quốc gia phải dựa
    vào tỷ giá hối đoái.
    Như chúng ta đã biết, tỷ giá hối đoái là một công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu
    để điều tiết cán cân thương mại quốc tế theo mục tiêu đã định trước của một quốc
    gia. Việc thay đổi tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến các lĩnh vực, các doanh nghiệp có thu
    chi ngoại tệ từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế . Tỷ giá hối đoái không chỉ
    có tác động đến giá cả hàng hóa trong nước, mà còn tác động rất lớn xuất nhập
    khẩu hàng hóa, cũng như đến xuất nhập khẩu tư bản (vốn). Vì vậy, nó tác động
    đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
    Với những tác động lớn như vậy của tỷ giá đến nền kinh tế làm cho các nhà
    quản lý nhà nước ở mọi quốc gia đều muốn quản lý, điều tiết tỷ giá, sử dụng tỷ
    giá như một công cụ điều tiết nền kinh tế theo những mục tiêu kinh tế-xã hội đã
    vạch ra.
    Đối với nước ta, một nước đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển,
    tiến tới hội nhập càng đòi hỏi phải xác định một chính sách tỷ giá hối đoái thích
    hợp để có thể khuyến khích, tận dụng nguồn lực sản xuất trong và ngoài nước,
    thúc đẩy các hoạt động thương mại, du lịch, kiều hối . góp phần tích cực cho phát
    triển kinh tế, cho sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
    Đối tượng & phạm vi nghiên cứu của đề tài: Những vấn đề lý luận và thực
    tiễn về tỷ giá hối đoái và cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam trong thời gian
    qua, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tỷ giá hối đoái trong xây dựng và
    phát triển kinh tế của một số nước trên thế giới.




    - 4 -
    Phương pháp nghiên cứu: Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật
    biện chứng, duy vật lịch sử cùng với các phương pháp tổng hợp, phân tích, so
    sánh, đối chiếu . đồng thời kết hợp với các học thuyết kinh tế hiện đại, kinh
    nghiệm điều hành tỷ giá hối đoái của một số nước, từ đó đưa ra phương hướng
    hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá của nước ta.
    Vì vấn đề tỷ giá là một vấn đề phức tạp nên nội dung của đề tài chỉ giới hạn
    nghiên cứu tỷ giá ở góc độ: Lựa chọn chế độ tỷ giá và Điều chỉnh tỷ giá.
    Nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề tài bao gồm 3 chương:
    - Chương 1: Tổng quan về tỷ giá hối đoái.
    - Chương 2: Thực trạng về cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam.
    - Chương 3: Lộ trình thực hiện cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái của Việt Nam
    trong giai đoạn 2005-2015.
    Ý nghĩa khoa học & thực tiễn của đề tài: Qua việc nghiên cứu lý luận về
    tỷ giá, học hỏi kinh nghiệm điều hành của các nước khác nhau trên thế giới, cùng
    với thực tiễn điều hành tỷ giá ở Việt Nam trong những năm qua, tìm ra những tồn
    tại, vướng mắc và đưa ra biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện cơ chế điều hành
    tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay để có thể sử dụng hiệu quả hơn
    công cụ điều tiết này thúc đẩy kinh tế phát triển. Đồng thời, đưa ra lộ trình thực
    hiện cơ chế điều hành tỷ giá cho Việt Nam từ nay đến năm 2015.
    Với sự cố gắng và mong muốn hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu nhưng đề tài
    không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Rất mong nhận được sự chỉ dẫn và
    đóng góp của quí Thầy Cô và bạn bè.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...