Chuyên Đề LLNN - 2011.02 - Quản lý nhà nước về quốc phòng – an ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường. Đối với nước ta, các thế lực thù địch vẫn ráo riết chống phá sự nghiệp ách mạng của nhân dân ta, chủ yếu bằng chiến lược diễn biến hoà bình (DBHB), nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chuyển hoá cách mạng nước ta đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Các hành động xâm hại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta vẫn tiếp diễn dưới nhiều hình thức, âm mưu và với các thủ đoạn hết sức tinh vi. Điều đó đặt ra cho nhiệm vụ quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh (QP-AN) để bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) là rất nặng nề.
    Quản lý nhà nước về QP - AN là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của quản lý nhà nước nói chung. Chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về QP-AN đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD), thế trận QPTD, gắn với an ninh nhân dân vững mạnh, đảm bảo cho công cuộc bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
    Quốc phòng là công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể các hoạt động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của Nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh quân sự làm nòng cốt, nhằm giữ vững hòa bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, mọi quy mô. Quốc phòng bao gồm các hoạt động của cả nước, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Kẻ thù xâm lược từ bên ngoài thường câu kết với các lực lượng phản động bên trong, do đó quốc phòng phải kết hợp chặt chẽ với an ninh để bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ XHCN. Tổ chức quốc phòng của mỗi nước phụ thuộc trực tiếp vào chế độ xã hội, vào truyền thống dân tộc, vào điều kiện khách quan, chủ quan cụ thể. Nhiều nước quan niệm quốc phòng là một bộ phận của an ninh quốc gia.
    An ninh được hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp tùy từng trường hợp. Theo nghĩa rộng, an ninh bao gồm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. An ninh quốc gia được biểu hiện ở sự ổn định trong quan hệ chính trị giữa các giai cấp, khẳng định vị trí lãnh đạo của giai cấp cầm quyền đối với các giai cấp khác và vị trí độc lập, tự chủ của chính quyền nhà nước đối với các Nhà nước khác trên thế giới. An ninh quốc gia bao gồm sự ổn định của hai mặt, hai nội dung đối nội, đối ngoại và mối quan hệ giữa đối nội và đối ngoại; an ninh quốc gia phản ánh quan hệ chính trị trong phạm vi một nước và quan hệ chính trị quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...