Luận Văn Lĩnh vực tinh thần & vận dụng trong đời sống xã hội dưới góc nhìn triết học

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lĩnh vực tinh thần & vận dụng trong đời sống xã hội dưới góc nhìn triết học



    PHẦN MỞ ĐẦU

    Đã từng là sinh viên các trường đại học nói chung và là sinh viên trường Học viện Ngân hàng nói riêng - nơi gieo ươm các hạt giống cho tương lai. Các cử nhân kinh tế của ngày mai hẳn sẽ không quên được những ngày sống và học tập tại trường.
    Thật là thú vị với mỗi môn học lại có sự hấp dẫn, thu hút người nghiên cứu một cách lạ kỳ bởi nó giúp cho con người thấu hiểu và nhận thức được thế giới một cách sâu sắc.
    Triết học Mác-Lênin là một môn học được nhiều người ưa thích và mến mộ, nó cung cấp những kiến thức cơ sở phục vụ việc dạy và học các môn khoa học kinh tế, khoa học quản lý góp phần xây dựng tư duy kinh tế phù hợp với cơ chế kinh tế mới.
    Nhưng do điều kiện không cho phép, thời gian lại có hạn nên em chỉ xin đề cập đến vấn đề: "Lĩnh vực tinh thần và vận dụng trong đời sống xã hội dưới góc nhìn triết học" .
    Tiểu luận gồm ba phần:
    Phần mở đầu
    Phần nội dung
    I. Ý thức xã hội và kết cấu của nó.
    II. Khoa học và vai trò của nó trong sự phát triển xã hội.
    III. Văn hoá và vai trò của nó trong nền kinh tế - xã hội.
    Phần kết luận.

    Em xin chân thành cảm ơn thầy cô trong trường và các bạn.


    PHẦN NỘI DUNG

    I. Ý THỨC XÃ HỘI VÀ KẾT CẤU CỦA NÓ
    Xã hội có thể chia ra làm hai lĩnh vực cơ bản: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Trong đó tồn tại xã hội là toàn bộ những điều kiện vật chất của đời sống xã hội. Nó bao gồm nhiều yếu tố như: điều kiện tự nhiên, điều kiện dân số, phương thức sản xuất cũng như toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất khác. Song phương thức sản xuất là yếu tố quyết định.
    Ý thức xã hội đối lập với tồn tại xã hội, ý thức xã hội là toàn bộ những tư tưởng, ý chí, tình cảm, v.v . của xã hội, đó là phản ánh của tồn tại xã hội vào đầu óc của con người.
    Ý thức xã hội hình thành, biến đổi trên nền tảng của tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội đó.
    Ý thức xã hội có cấu trúc rất phức tạp và tuy theo từng góc độ khác nhau mà cấu trúc cũng khác nhau.
    Theo trình độ phản ánh người ta chia ý thức xã hội ra thành ý thức đời thường và ý thức lý luận, tâm lý xã hội và hệ tư tưởng.
    Ý thức đời thường và ý thức lý luận là hai trình độ khác nhau của ý thức xã hội. Ý thức đời thường đó là ý thức được hình thành một cách tự phát trong đời sống hàng ngày, nó phản ánh một cách trực tiếp các mặt trong đời sống xã hội. Ý thức đời thường có ưu thế là bất cứ người bình thường nào cũng có được bằng kinh nghiệm cuộc sống của mình hoặc tiếp thu từ sự lưu truyền trong đời sống xã hội. Việc tiếp thu nó cũng thường diễn ra một cách tự phát. Ý thức đời thường rất phong phú, nhiều vẻ, nó phản ánh một cách sinh động các mặt, các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội. Đối với mỗi cá nhân làm việc giàu cho mình những ý thức đời thường có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống. Nó làm cho vốn sống của con người trở nên phong phú hơn, làm cho cuộc sống của con người trở nên uyển chuyển, sinh động hơn. Tuy nhiên, do tính chất tự phát của nó cho nên rất dễ tiếp thu cả những mặt tiêu cực, ý thức đời thường cũng có vai trò to lớn đối với sự hình thành và phát triển khoa học, đối với sáng tạo văn hoá và nghệ thuật.
     
Đang tải...