Chuyên Đề Lĩnh Nam Chích Quái (Tiếng Việt)

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lĩnh Nam (chữ Hán: 嶺南) là vùng đất phía nam núi Ngũ Lĩnh trong truyền thuyết xưa ở Việt Nam và Trung Quốc. Truyền thuyết và vùng đất này có thể liên quan đến giai đoạn Hồng Bàng trong lịch sử Việt Nam.

    Tuy nhiên sách "Nghìn xưa văn hiến" của Trần Quốc Vượng, Nguyễn Từ Chi, Nguyễn Cao Lũy có chỗ chú thích rằng Lĩnh Nam khớp với các tỉnh Quý Châu, Quảng Đông và Quảng Tây ở miền Nam Trung Quốc ngày nay. Các tác giả trên không gộp phần lãnh thổ của người Âu Việt và người Lạc Việt vào Lĩnh Nam.

    Lĩnh Nam trích quái[1] (嶺南摘怪, "trích lược các chuyện kỳ lạ ở đất Lĩnh Nam") là một tập hợp các huyền sử hay truyện cổ dân gian Việt Nam được sưu tập biên soạn bởi tác giả Trần Thế Pháp, vào khoảng thế kỷ 15.

    Tuy chỉ bao gồm các truyền thuyết, nhưng cùng với Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam trích quái là một trong các nguồn tài liệu quan trong cho việc nghiên cứu về thời kỳ cổ xưa trong lịch sử Việt Nam.
    --------
    [1] Nhiều nơi viết "Lĩnh Nam chích quái". Tuy nhiên, chữ "trích" (摘) với nghĩa "chọn ra, trích ra" mới đúng. Xem từ điển Thiều Chửu các âm "chích" và "trích".
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...