Sách linh khu

Thảo luận trong 'Sách Sức Khỏe' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sách linh khuHoàng đế hỏi Kỳ Bá: “Ta xem vạn dân như con, ta nuôi dưỡng trăm họ, thu tô thuế của họ. Ta chỉ buồn là nuôi họ không đủ để rồi họ bị bệnh tật . Ta không muốn để cho họ bị uống phải độc dược, cũng không muốn dùng đá để biếm. Ta muốn dùng loại kim vi châm để thông kinh mạch cho họ, điều hòa khí huyết cho họ, làm thế nào để cho khí huyết vận hành theo nghịch hay thuận đều có chỗ hội nhau . (Những ước muốn trên) phải có cách nào có thể truyền lại cho hậu thế . Muốn truyền được ắt phải có những phương pháp rõ ràng, ắt phải đạt được kết quả cuối cùng mà không bị hủy diệt, tuy dùng lâu đời mà vẫn không bị tuyệt, dễ làm, khó quên, đáng làm khuôn mẫu có cương kỷ, tách riêng bằng những phạm vi, chương trình, phân biệt biểu và lý, có thỉ có chung . Biết được một cách cụ thể bệnh nào châm kim nào . Vậy trước hết phải viết ra quyển sách CHÂM KINH. Ta mong được nghe thầy trình bày rõ ràng hơn” .

    Kỳ Bá đáp : “Thần xin được theo thứ tự mà trình bày rộng ra, làm sao cho vấn đề có cương, có kỷ, bắt đầu ở Nhất và chấm dứt ở Cửu . Trước hết, Thần xin nói về (Châm) Đạo . Việc quan trọng trong khi sử dụng tiểu châm là dễ trình bày nhưng rất khó thực hành . Phương pháp vụng về là chỉ lo giữ về mặt hình thái (của bệnh), phương pháp khéo léo là phải lo lưu ý đến thần khí . Thần ư ! Thần và khách đều gặp nhau ở cửa của các kinh. chưa thấy được bệnh ở đâu, làm sao biết được nguyên gốc của bệnh? . Sự vi diệu của phép châm là ở chỗ nhanh hay chậm . Phương pháp vụng về là chỉ lo giữ lấy tứ chi, phương pháp khéo léo là lo giữ cơ . Khi nói đến cái động của cơ là ý nói người châm không được rời sự chú ý của mình đối với huyệt khí]. Cơ của huyệt khí vận hành một cách thanh tĩnh, cho nên chúng ta phải chú ý một cách tinh vi ]. Không nên đón gặp khi nó đến, không nên rượt theo khi nó ra đi . Người biết được con đường vận hành của cơ thì không để sai sót dù là việc nhỏ bằng một sợi tóc . Người không biết con đường vận hành của cơ thì dù có đánh vào nó, nó cũng không phát ra vậy . Biết được con đường vãng lai của khí thì sẽ biết được lúc nào có thể thủ huyệt để châm . Thực là tối tăm thay không những kẻ không biết được (sự vi diệu của cơ)! . Thực là khéo léo thay người nào hiểu rõ châm ý đó. Khí vãng gọi là nghịch, khí lai gọi là thuận . Biết được sự thuận hay nghịch thì sẽ thực hành việc châm bằng con đường chính đạo, không còn thắc mắc gì nữa!. Khí nghịch mà chúng ta dùng phép đoạt, làm sao tránh khỏi sẽ gây cho khí bị hư thêm? . (Khi khí đã ra đi) mà ta rượt theo để thêm cho nó, làm sao tránh khỏi gây cho khí bị thực thêm? . Phép châm theo đúng “nghênh, tùy”, lấy ý để điều hòa nó . Được vậy thì đạo của phép châm mới tròn vẹn vậy” . Phàm khi dụng châm: hư thì áp dụng phép châm thực, mãn thì áp dụng phép châm tiết . Khi tà khí bị tích tàng lâu ngày thì phải trừ đi, khi tà khí thắng thì phải áp dụng phép châm hư . Thiên “Đại Yếu” nói rằng: Châm theo phép “chậm rồi nhanh” gọi là châm thực . Châm theo phép “nhanh rồi chậm” gọi là châm hư .


    MỤC LỤC:
    THIÊN 01: CỬU CHÂM THẬP NHỊ NGUYÊN
    THIÊN 02: BẢN DU
    THIÊN 03: TIỂU CHÂM GIẢI
    THIÊN 04: TÀ KHÍ TẠNG PHỦ BỆNH HÌNH
    THIÊN 05: CĂN KẾT
    THIÊN 06: THỌ YẾU CƯƠNG NHU
    THIÊN 07: QUAN CHÂM
    THIÊN 08: BẢN THẦN
    THIÊN 09: CHUNG THỈ
    THIÊN 10: KINH MẠCH
    THIÊN 11: KINH BIỆT
    THIÊN 12: KINH THỦY
    THIÊN 13: KINH CÂN
    THIÊN 14: CỐT ĐỘ
    THIÊN 15: NGŨ THẬP DOANH
    THIÊN 16: DOANH KHÍ
    THIÊN 17: MẠCH ĐỘ
    THIÊN 18: DOANH VỆ SINH HỘI
    THIÊN 19: TỨ THỜI KHÍ
    THIÊN 20: NGŨ TÀ
    THIÊN 21: HÀN NHIỆT BỆNH
    THIÊN 22: ĐIÊN CUỒNG
    THIÊN 23: NHIỆT BỆNH
    THIÊN 24: QUYẾT BỆNH
    THIÊN 25: BỆNH BẢN
    THIÊN 26: TẠP BỆNH
    THIÊN 27: CHU TÝ
    THIÊN 28: KHẨU VẤN
    THIÊN 29: SƯ TRUYỀN
    THIÊN 30: QUYẾT KHÍ
    THIÊN 31: TRƯỜNG VỊ
    THIÊN 32: BÌNH NHÂN TUYỆT CỐC
    THIÊN 33: HẢI LUẬN
    THIÊN 34: NGŨ LOẠN
    THIÊN 35: TRƯỚNG LUẬN
    THIÊN 36: NGŨ LUNG TÂN DỊCH BIỆT LUẬN
    THIÊN 37: NGŨ DUYỆT NGŨ SỨ
    THIÊN 39: HUYẾT LẠC LUẬN
    THIÊN 40: ÂM DƯƠNG THANH TRỌC LUẬN
    THIÊN 41: ÂM DƯƠNG HỆ NHẬT NGUYỆT LUẬN
    THIÊN 42: BỆNH TRUYỀN
    THIÊN 43: DÂM TÀ PHÁT MỘNG
    THIÊN 44: THUẬN KHÍ NHẤT NHẬT PHÂN VI TỨ THỜI
    THIÊN 45: NGOẠI SỦY
    THIÊN 46: NGŨ BIẾN
    THIÊN 47: BẢN TẠNG
    THIÊN 48: CẤM PHỤC
    THIÊN 49: NGŨ SẮC
    THIÊN 50: LUẬN DŨNG
    THIÊN 51: BỐI DU
    THIÊN 52: VỆ KHÍ
    THIÊN 53: LUẬN THỐNG
    THIÊN 54: THIÊN NIÊN
    THIÊN 55: NGHỊCH THUẬN
    THIÊN 56: NGŨ VỊ
    THIÊN 57: THỦY TRƯỚNG
    THIÊN 58: TẶC PHONG
    THIÊN 59: VỆ KHÍ THẤT THƯỜNG
    THIÊN 60: NGỌC BẢN
    THIÊN 61: NGŨ CẤM
    THIÊN 62: ĐỘNG DU
    THIÊN 63: NGŨ VỊ LUẬN
    THIÊN 64: ÂM DƯƠNG NHỊ THẬP NGŨ NHÂN
    THIÊN 65: NGŨ ÂM NGŨ VỊ
    THIÊN 66: BÁCH BỆNH THỈ SINH
    THIÊN 67: HÀNH CHÂM
    THIÊN 68: THƯỢNG CÁCH
    THIÊN 69: ƯU KHUỂ VÔ NGÔN
    THIÊN 70: HÀN NHIỆT
    THIÊN 71: TÀ KHÁCH
    THIÊN 72: THÔNG THIÊN
    THIÊN 73: QUAN NĂNG
    THIÊN 74: LUẬN TẬT CHẨN XÍCH
    THIÊN 75: THÍCH TIẾT CHÂN TÀ
    THIÊN 76: VỆ KHÍ HÀNH
    THIÊN 77 : CỬU CUNG BÁT PHONG
    THIÊN 78: CỬU CHÂM LUẬN
    THIÊN 79: TUẾ LỘ LUẬN
    THIÊN 80: ĐẠI HOẶC LUẬN
    THIÊN 81: UNG THƯ
     
Đang tải...