Tài liệu Linh cảm của romeo và juliet, trong lần gặp gỡ cuối cùng của đôi tình nhân

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LINH CẢM CỦA ROMEO VÀ JULIET
    TRONG LẦN GẶP GỠ CUỐI CÙNG CỦA ĐÔI TÌNH NHÂN
    Nguyễn Thị Thắm*
    Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
    TÓM TẮT
    Thông qua bài viết này, tôi muốn trình bày kết quả nghiên cứu về vai trò của yếu tố linh cảm với tư cách là một phương tiện nghệ thuật trong bi kịch Romeo và Juliet của Shakespeare, đặc biệt là hiệu quả của việc sử dụng yếu tố linh cảm trong lần gặp gỡ cuối cùng của đôi tình nhân. Chúng tôi nhận thấy, trong Romeo và Juliet, sự xuất hiện của yếu tố linh cảm không chỉ cho chúng ta thấy tình yêu tuyệt vời của hai nhân vật chính mà còn chứng tỏ rằng Shakespeare đã chia sẻ với chúng ta phát hiện thú vị này bởi một cách thức tương xứng với khả năng thiên tài của ông. Cũng trong vở kịch này, Shakespeare nói với chúng ta về vô thức và vai trò của vô thức trước khi Phân tâm học của S.Freud và Tâm phân học của K.B.Jung xuất hiện.
    Từ khóa: Linh cảm, Romeo và Juliet, Shakespeare, phương tiện nghệ thuật, bi kịch.
    Trong văn học thế giới, chúng ta từng biết đến bao nhiêu cuộc chia tay đầy ám ảnh bởi sự xa cách gắn liền với nỗi lo lắng, khắc khoải. Đau đớn hơn, người trong cuộc thường có cảm giác đây là lần gặp gỡ cuối cùng. Họ nói lời tạm biệt nhưng họ biết lẽ ra họ phải nói lời vĩnh biệt. Những cảm xúc vừa mơ hồ, vừa rõ rệt ấy của Romeo, Juliet đã được Shakespeare thể hiện chân thực và tài hoa bằng yếu tố linh cảm trong vở bi kịch Romeo và Juliet khi xây dựng cảnh gặp gỡ cuối cùng của đôi tình nhân ở hồi III, cảnh 5.
    Để trì hoãn thời khắc li biệt, trước đó, Juliet đã tự đánh lừa mình: “Trời còn lâu mới sáng. Tiếng chim đã làm anh hoảng hốt là tiếng chim hoạ mi đấy, không phải tiếng sơn ca đâu Vệt sáng kia không phải ánh bình minh, em biết”[4.109]. Đến khi ý thức về sự sống còn của Romeo mách bảo, nàng mới nhận ra rằng không nên níu kéo chàng nán lại thêm nữa. Trong cuộc ly biệt này, cả Romeo và Juliet đều có linh cảm đây là lần gặp gỡ cuối cùng của họ nhưng Juliet bộc lộ linh cảm của mình trực tiếp hơn. Dù Romeo chỉ bị lưu đày nhưng cái chết vẫn luôn ám ảnh tâm hồn nàng: “Thôi, cửa ơi, hãy cho ánh sáng lọt vào, và để đời sống đi ra”[4.109]; (“Then, window, let day in, and let life out” - tr.718). Lúc Romeo nói lời vĩnh biệt, hôn nàng lần cuối rồi trèo xuống vườn là lúc nàng cảm
     Tel: 0983211243
    nhận được một cách trực tiếp sự xa cách, chia lìa bằng cảm giác xúc giác. Sau khi thảng thốt hỏi lại Romeo và được chàng xác nhận thực tế mà hai người phải đối mặt bằng lời chào “Vĩnh biệt”[4.109]; (“Farewell” – [5.719]) linh cảm về những chuyện chẳng lành bắt đầu tràn ngập tâm trí nàng.
    Lời thoại tiếp theo diễn tả linh cảm đầy bất trắc của nàng là một câu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...