Luận Văn Liệt kê và giải thích sáu đặc tính của một quá trình ra quyết định hiệu quả? Hãy tìm ví dụ một quyết

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    Liệt kê và giải thích sáu đặc tính của một
    quá trình ra quyết định hiệu quả?Hãy tìm ví dụ một quyết
    định thực tế của một doanh nghiệp có sáu đặc tính này
    (hay gần đủ sáu).

    Như ban đầu chúng tôi đã đề cập, nhiệm vụ của các nhà quản trị là phải làm
    sao để ra các quyết định của mình mang lại hiệu quả cao nhất cho tổ chức.Và
    để làm được việc đó, các nhà quản trị cần phải nắm vững các lý thuyết về môi
    trường làm quyết định, cơ sở khoa học cho việc ra quyết định và đặc biệt quan
    trọng là quá trình ra quyết định. Chỉ có việc tuân theo các bước trong quá trinh
    ra quyết định mới mang lại 1 quyết định hiệu quả nhất.

    Có thể nói rằng việc ra quyết định hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào việc nhà
    quản trị tiến hành các bước ra quyết định như thế nào. Stephen P. Robbins và
    Mary Coulter đề xuất tiến trình ra quyết định bao gồm 8 bước như được chỉ ra
    trong Hình 5.2. Tiến trình này bắt đầu bằng việc xác định vấn đề, đưa ra các
    tiêu chuẩn của quyết định, lượng hóa các tiêu chuẩn, xây dựng các phương án,
    đánh giá và lựa chọn phương án tối ưu, tổ chức thực hiện phương án đã lựa
    chọn và cuối cùng là đánh giá tính hiệu quả của quyết định.


    Bước 1: Xác định vấn đề:

    Trước hết cần phải xác định có cần phải quyết định hay không hay có nghĩa là có
    một vấn đề thực sự không. Việc tìm ra vấn đề là một bước quan trọng trong tiến trình
    ra quyết định, vì không thể sửa sai khi không biết cái sai là gì. Xác định cái sai và mô
    tả cái sai chính là công việc liên tục tìm và xử lý thông tin, do đó phải có hệ thống thu
    thập thông tin hiệu quả. Đây là bước đầu tiên của tiến trình ra quyết định nhưng lại rất
    quan trọng như một nhà quản trị nổi tiếng đã nói: ‘Xác định đúng vấn đề là thành
    công được một nửa công việc’.

    Có ba kỹ năng thường được áp dụng để xác định và nhận diện vấn đề là nhận
    diện, làm sáng tỏ và hợp nhất:

    · Nhận diện là người ra quyết định theo dõi và ghi chép về tất cả mọi ảnh hưởng
    của nội bộ và môi trường bên ngoài, để rồi quyết định mấu chốt của vấn đề cần
    giải quyết.
    · Làm sáng tỏ nghĩa là người ra quyết định đánh giá các liên quan đã được nhận
    biết và xác định nguyên nhân thực sự của vấn đề, cũng như những ảnh hưởng
    không chính xác mà đã được xác định ở bước nhận diện.
    · Hợp nhất nghĩa là người ra quyết định liên kết những hiểu biết của mình với
    mục tiêu hiện tại và tương lai của tổ chức, doanh nghiệp.

    Nếu ba kĩ năng này không được thực hiện một cách đúng đắn khi nhận diện vấn
    đề thì người ra quyết định sẽ chọn sai giải pháp.

    Bởi vậy việc xác định đúng nguyên nhân của vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng. Có
    thể đặt ra những câu hỏi bắt đầu bằng “Ai, cái gì, khi nào, ở đâu, như thế nào và tại
    sao” để xác định và nhận diện vấn đề.

    a. Nhận biết vấn đề:

    · Tìm xem có những khác biệt nào giữa thực tế đang tồn tại và điều mà bạn cho
    là “tiêu biểu”.

    · Xem xét nối quan hệ nhân - quả.

    · Hỏi ý kiến những người trong cương vị để đưa ra được những triển vọng khác
    nhau hoặc để hiểu biết đúng bản chất của tình huống ra quyết định.

    · Xem xét tình huống từ những góc độ khác nhau.

    · Phải cởi mở khi chấp nhận rằng thậm chí bạn có thể là một phần của nguyên
    nhân gây ra vấn đề.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...