Tài liệu Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991)-Liên Bang Nga (1991 - 2000 )

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991)-Liên Bang Nga (1991 - 2000 )


    1. Những thành tựu chính trong công cuộc XD XHCN ở L.Xô ( 1945 - giữa những năm 70 ):

    a. Công cuộc khôi phục kinh tế ( 1945 - 1950 ):

    - Liên Xô bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế của người chiến thắng. Nhưng chiến tranh cũng đã gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho đất nước Xô viết.

    Hơn 27 triệu người chết; 1710 thành phố, hơn 70 000 làng mạc, gần 32 000 nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.

    - Sau chiến tranh, các nước phương Tây do Mĩ cầm đầu lại theo đuổi chính sách chống cộng, tiến hành chiến tranh lạnh, bao vây kinh tế Liên Xô. Trước tình hình đó, Liên Xô vừa phải chú ý đến nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, vừa phải thực hiện nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế. Với tinh thần vượt mọi khó khăn gian khổ, nhân dân Xô viết đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm ( 1946 - 1950 ) trước thời hạn 9 tháng.

    - Liên Xô đã phục hồi nền sản xuất công nghiệp, năm 1947 đạt mức trước chiến tranh.

    Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73 % so với mức trước chiến tranh ( kế hoạch dự kiến là 48 % ), hơn 6200 xí nghiệp được phục hồi hoặc xây mới đi vào hoạt động. Nhiều nghành công nghiệp nặng tăng trưởng nhanh ( dầu mỏ tăng 22 %, thép 49 %, than 57 % ).

    - Một số ngành sản xuất nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh, thu nhập quốc dân tăng 66 % so với năm 1940 ( kế hoạch dự kiến tăng 38 % ). Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học - kĩ thuật Xô viết, phá vỡ độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

    b. Liên Xô tiếp tục XD cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH ( 1950 - nửa đầu những năm 70 ):

    - Kinh tế:

    Sau hơn hai thập kỉ, thu nhập quốc dân tăng 46 lần với năm 1913.

    + Công nghiệp:

    Được phục hồi, Liên Xô đẩy mạnh sản xuất công nghiệp nặng như chế tạo máy, điện lực, hóa dầu, hóa chất, thực hiện cơ giới, điện khí hóa, hóa học hóa. Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới ( sau Mĩ ), chiếm khoảng 20 % tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

    Từ năm 1951 đến năn 1975, tốc độ tăng trưởng hằng năm của công nghiệp Xô viết bình quân là 9,6 %. Năm 1970, sản lượng một số nghành công nghiệp quan trọng như điện lực đạt 704 kw/h ( bằng sản lượng điện của bốn nước Anh, Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a cộng lại ), dầu mỏ đạt 353 triệu tấn, than đạt 624 triệu tấn, lần đầu tiên vượt Mĩ.

    + Nông nghiệp:

    Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng sản xuất nông nghiệp của Liên Xô cũng thu được nhiều thành tích nổi bật. Sản lượng nông phẩm trong những năm 60 tăng trung bình khoảng 16 %/ năm. Năm 1970 đạt 186 triệu tấn ngũ cốc và năng suất trung bình là 15,6 tạ/ ha.

    - Khoa học - kĩ thuật:

    Liên Xô đạt những thành tựu rực rỡ:

    + Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ về khoa học - kĩ thuật và phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

    + Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo Spút-nic.

    + Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu Phương Đông I đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người, sau đó đã tiến hành nhiều chuyến bay dài ngày trong vũ trụ.

    + Đầu những năm 70, bằng việc kí với Mĩ các hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng, chống tên lửa và về một số biện pháp trong lĩnh vực hạn chế vũ khí tiến công chiến lược ( gọi tắt là hiệp ước ABM và hiệp định SALT - 1 và SALT - 2 ), Liên Xô đã đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh lực lượng hạt nhân nói riêng với các nước phương Tây. Đây là một thành tựu có ý nghĩa to lớn, làm đảo lộn toàn bộ chiến lược của Mĩ và đồng minh của Mĩ.

    + Liên Xô đã chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao khoa học - kĩ thuật thế giới ở các lĩnh vực vật lí, hóa học, điện tử, điều khiển học, khoa học vũ trụ, .

    - Xã hội:

    Có những thay đổi rõ rệt:

    + Năm 1971, công nhân chiếm 55 % người lao động trong cả nước.

    + Nhân dân Liên Xô có trình độ học vấn cao với gần 3/4 số dân đạt trung học và đại học.

    2. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô và Công cuộc cải tổ ( 1985 - 1991 ):

    a. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô:

    - Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng bùng nổ, báo hiệu bước khởi đầu của cuộc khủng hoảng chung đối với thế giới trên nhiều mặt kinh tế, chính trị và tài chính. Vì vậy, nó đã đặt ra vấn đề phải cải cách kinh tế, chính trị và tài chính, xã hội để thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học - kĩ thuật và sự giao lưu hợp tác quốc tế ngày càng mạnh mẽ.

    - Trước tình hình ấy, Đảng và Nhà nước Liên Xô lại cho rằng quan hệ xã hội chủ nghĩa không chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chung, hơn nữa nguồn tài nguyên của Liên Xô vẫn dồi dào nên đã chậm đề ra đường lối cải cách.

    - Thực tế, mô hình CNXH ở Liên Xô và những cơ chế của nó vẫn chưa đựng những sai lầm, thiếu sót được tích tụ từ lâu. Nó cản trở sự phát triển đất nước, xã hội lâm vào tình trạng thiếu dân chủ và công bằng, kỉ cương và pháp chế bị vi phạm nghiem trọng, tệ nạn xã hội gia tăng, sản xuất tăng trưởng chậm, nặng suất lao động thấp, .

    Nền kinh tế Liên Xô ngày càng mất cân đối nghiêm trọng, nợ nước ngoài nhiều và làm phát tăng. Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, thiếu thốn.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...