Tiểu Luận Liên minh công-nông-trí ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A/ LỜI MỞ ĐẦU


    Sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, xây dựng CNXH và công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ nhưng đã đạt được những thành tựu to lớn, rất quan trọng và vẻ vang. Một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng là liên minh công – nông – trí thức tạo nên sức mạnh vô địch, là bản lĩnh, trí tuệ và sự dũng cảm phi thường của con người Việt Nam.


    Với một quá khứ hào hùng, oanh liệt của liên minh các tầng lớp giai cấp công – nông – trí với những con người anh hùng đã góp mình vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Vậy giờ đây một con người thuộc cái tầng lớp, giai cấp này họ đang phài sống trong thực trạng như thế nào trong xã hội của nước ta hiện nay?


    Tôi xin nói rõ vấn đề này và phương hướng cơ bản để xây dựng một liên minh công – nông – trí vững mạnh để xây dựng đưa nước ta phát triển thành một nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa trên con đường quá độ lên CNXH ở nước ta.




    B/ LIÊN MINH GIAI CẤP CÔNG NÔNG TRI THỨC TRONG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY


    І. Thực trạng giai cấp công- nông- tri thức trong xã hội nước ta hiện nay


    1. Giai cấp công nhân:


    Giai cấp công nhân nước ta hiện nay có khoảng 4,53 triệu người, chiếm 6% dân số. Về cơ cấu thành phần kinh tế, công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước từ chỗ là đại diện cho toàn bộ giai cấp công nhân trongthời kỳ trước đổi mới nay chỉ giữ một số lượng và tỷ lệ thấp hơn (1,83 triệu, chiếm 40,8%) so với công nhân của khu vực ngoài nhà nước (2,68 triệu chiếm 59,2%). Tỷ lệ công nhân nhà nước tỷ lệ nghịch với tốc độ và quy mô đổi mới doanh nghiệp nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ trong mấy năm gần đây dưới sức ép của nhu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của kinh tế quốc tế. Hậu quả tất yếu nhưng không mong muốn của tiến trình này là hiện có hơn 150000 người vốn là công nhân nhà nước, nay thuộc diện dư dôi, thất nghiệp. Cơ cấu thành phần cuả công nhân hiện nay rất phức tạp, có những người vừa làm cho Nhà nước vừa làm cho tư nhân hoặc mang danh là công nhân nhưng lại sống bằng nghề phụ, kinh tế hộ cá thể.


    Về cơ cấu ngành nghề, giai cấp công nhân nước ta thường làm việc trong những ngành công nghiệp truyền thống: luyện kim, cơ khí, điện. Trong thời kỳ đổi mới, công nhân làm trong các ngành dịch vụ (giao thông vận tải, bưu điện, viễn thông, ngân hàng .) đã tăng lên nhanh cùng với tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đáng chú ý là đã xuất hiện một bộ phận mới dù chiếm tỷ lệ nhỏ đó là công nhân tri thức, những người có tri thức vàkỹ năng cao, tạo ra những sản phẩm dịch vụ có hàm lượng giá trịtăng cao như tư vấn, thiết kế, quản lý chất lượng đồng bộ. Số công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở nước ta chiếm trên 150000 người (khoảng 3,3%).


    Xu hướng phát triển của bộ phận công nhân tri thức sẽ tăng nhanh cùng với mức độ phát triển của kinh tế tri thức ở nước ta. Chính sự đa dạng, phức tạp về nguồn gốc, cơ cấu, sự không đồng nhất về chất lượng và sự phân hoá, phân tầng trong nội bộ giai cấp, giữa các bộ phận công nhân trong các ngành nghề và thành phần kinh tế, đã làm suy yếu tính thống nhất, sức mạnh đoàn kết và địa vị xã hội của giai cấp công nhân hiện nay so với thời kỳ trước đổi mới. Tuy vậy, sự xuất hiện và ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng của bộ phận công nhân tri thức ở nước ta hiện nay là một trong những yếu tố cơ bản tiếp tục đảm bảo cho sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay.

    Về kinh tế, ngoài bộ phận nhỏ công nhân trí thức có thu nhập cao, bộ phận công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước ở một số lĩnh vực có tính độc quyền, có mức thu nhập khá, còn lại phần lớn công nhân nước ta có mức thu nhập rất thấp.


    Về chính trị và uy tín xã hội, công nhân chưa có địa vị bằng tầng lớp tri thức, tầng lớp công chức, viên chức. Ngay trong các doanh nghiệp nhà nước, quyền lực và vai trò của công nhân còn bị hạn chế. Trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng thiếu hụt hoặc bị hạn chế hoạt động , công nhân thường bị giới chủ chèn ép, quản lý chặt chẽ; họ có rất ít khả năng đấu tranh với các ông chủ dù chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...