Tiến Sĩ Liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở tỉnh Cà Mau

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    PHẦN 1. MỞ ĐẦU
    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Ngành tôm của Việt Nam đã và vẫn đang tiếp tục gặt hái được nhiều thành
    công đáng kể, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của đất nước (Tổng
    cục Thủy sản, 2012). Tuy nhiên, ngành này hiện cũng đang phải đối mặt với
    nhiều vấn đề nghiêm trọng, trong đó vấn đề cấp thiết nhất trong trước mắt cũng
    như dài hạn là phải đảm bảo khả năng cung cấp tôm nguyên liệu ổn định, có chất
    lượng cao cho chế biến. Số liệu thống kê của tỉnh Cà Mau - tỉnh có nghề nuôi
    tôm lớn hàng đầu Việt Nam, nguồn tôm nguyên liệu vào thời điểm chính vụ cũng
    chỉ đáp ứng tối đa 60% công suất các nhà máy chế biến trong tỉnh (Hội Chế biến
    và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau - CASEP, 2013). Nguyên nhân được xác định là
    do phần lớn các diện tích nuôi tôm hiện nay vẫn phát triển tự phát, manh mún với
    cơ sở hạ tầng (CSHT) ít được đầu tư bài bản, quy trình nuôi không thống nhất
    nên dịch bệnh nhiều, chất lượng tôm thấp.
    Bên cạnh đó, sự thiếu kết nối giữa khu vực chế biến và khu vực sản xuất
    nguyên liệu trong ngành tôm cũng góp phần tạo nên sự mất cân đối nghiêm trọng
    về cung cầu giữa 2 khu vực này. Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện có 206
    nhà máy chế biến thủy sản, chủ yếu là chế biến cá tra và tôm, với tổng công suất
    chế biến hơn 1,1 triệu tấn/năm (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2011). Tuy
    nhiên, sự phát triển quá nhanh số lượng các nhà máy chế biến trong khi nguồn
    nguyên liệu có hạn và ngày càng bị hạn chế do sự gia tăng các rủi ro từ thiên
    nhiên, dịch bệnh khiến cho các nhà máy chế biến ngày càng lâm vào cảnh
    thiếu nguyên liệu triền miên. Tại Cà Mau, năm 2013 sản lượng chế biến của toàn
    tỉnh Cà Mau là khoảng 85 ngàn tấn tương đương với 40% tổng công suất thiết kế
    của các nhà máy chế biến tại Cà Mau (CASEP, 2014). Điều này cho thấy sự bất
    cập trong nhiều khâu đã dẫn đến tình trạng phát triển tự phát của cả về cung cấp
    nguyên liệu và chế biến, đe dọa đến tính bền vững của cả chuỗi sản phẩm với
    tình trạng “khát nguyên liệu” thường xuyên. Mặt khác, thiếu liên kết còn tạo ra
    khoảng trống lớn trong giám sát chất lượng nguyên liệu đưa vào chế biến - theo
    thống kê, chỉ trong 10 tháng đầu năm 2014, các doanh nghiệp chế biến tôm của
    Cà Mau đã phải bị trả lại hơn 1,1 ngàn tấn sản phẩm do vi phạm các quy định về
    dư lượng kháng sinh, ước tính thiệt hại khoảng 12,3 triệu USD (UBND tỉnh Cà
    Mau, 2014). Tuy nhiên, con số thiệt hại này mới chỉ là bề nổi của tảng băng vì
    những thiệt hại về uy tín của sản phẩm tôm Việt Nam cộng với những chi phí
    phát sinh do tỷ lệ tôm Việt Nam bị đưa vào kiểm nghiệm trước khi nhập khẩu
    tăng lên (có thời gian 100% sản phẩm tôm Việt Nam phải bị kiểm soát về dư
    lượng kháng sinh khi nhập khẩu vào Nhật Bản) sẽ còn lớn hơn gấp nhiều lần hàng
    chục,thậm chí hàng trăm triệu USD.
    Trong khi thiếu liên kết giữa khâu chế biến với khâu nuôi tôm là một
    trong những nguyên nhân chính gây mất cân đối cung cầu thì thiếu liên kết giữa
    những người nuôi tôm cũng làm mất đi khả năng tạo ra được một lượng cung
    tôm đủ lớn và ổn định, đủ tiêu chuẩn chất lượng. Tính đến hết năm 2013, toàn
    tỉnh Cà Mau có hơn 266 ngàn ha nuôi tôm, chủ yếu theo hình thức quảng canh và
    mô hình tổ chức sản xuất chính là các hộ gia đình cá thể (Sở NN&PTNT Cà
    Mau, 2013). Chính hình thức sản xuất này đã tạo nên tính manh mún, nhỏ lẻ và
    phân tán của hoạt động sản xuất, dẫn đến khả năng phát triển CSHT đồng bộ và
    hiệu quả là rất thấp ảnh hưởng lớn đến sản lượng tôm nuôi do năng suất thấp và
    rủi ro cao - năng suất bình quân tôm nuôi của vùng Cà Mau năm 2013 chỉ đạt
    khoảng 500 kg/ha (UBND tỉnh Cà Mau, 2013).
    Thời gian gần đây, nhiều nỗ lực của Chính phủ nhằm khuyến khích, thúc
    đẩy tăng cường liên kết trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản vẫn chưa
    thực sự đi vào cuộc sống. Một trong những nguyên nhân chính làm cho liên kết
    chưa phát triển được là do thiếu sự rõ ràng trong việc xác định “quyền, lợi và
    trách nhiệm của người tham gia liên kết - tức là phải có lợi mới làm, có quyền
    mới làm được và phải gắn với trách nhiệm mới thành công” (Hà Xuân Thông,
    2010). Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 06 năm 2002 của Thủ
    tướng Chính phủ là bước đột phá theo hướng hình thành liên kết 4 nhà tuy nhiên
    Quyết định này lại chỉ “khuyến khích” các doanh nghiệp kí hợp đồng tiêu thụ sản
    phẩm với người sản xuất chứ không yêu cầu bắt buộc nên đã dẫn tới nhiều sai
    lệch trong quá trình thực hiện, làm giảm tác dụng của Quyết định. Báo cáo tổng
    kết 5 năm thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Bộ NN&PTNT đã chỉ
    ra rằng nhiều địa phương mặc dù đã triển khai mô hình liên kết 4 nhà nhưng thực
    chất chỉ là những mối quan hệ lỏng lẻo giữa doanh nghiệp và nông dân và chính
    việc ký kết hợp đồng chỉ là khuyến khích, không bắt buộc nên trách
    nhiệm giữa các bên không có sự ràng buộc chặt chẽ làm nảy sinh một số bất cập
    và khó khăn trong việc triển khai việc liên kết, mặc dù ai cũng biết việc kí kết
    hợp đồng là có lợi cho cả các bên.
    Đã có nhiều nghiên cứu về phát triển liên kết trong sản xuất và chế biến
    nông sản bao gồm cả ngành sản xuất và chế biến tôm. Trong đó, đặc biệt phải kể



    đến nghiên cứu “Phân tích chuỗi giá trị tôm sú ở đồng bằng sông Cửu Long” của
    tác giả Lê Xuân Sinh và cộng sự năm 2010 đã đề xuất một số giải pháp liên quan
    đến tăng cường năng lực và vai trò cho từng tác nhân trong chuỗi để hỗ trợ phát
    triển liên kết chuỗi. Nghiên cứu “Liên kết nông dân trong ngành tôm ở đồng
    bằng sông Cửu Long” của tác giả Hồ Thị Minh Hợp năm 2012 đã kiến nghị một
    số giải pháp liên quan đến quy hoạch, dự báo, phát triển tổ chức nông dân
    nhằm hỗ trợ phát triển liên kết trong ngành này. Nghiên cứu “Phân tích chuỗi giá
    trị trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá tra, tôm sú” của tác giả Lê Văn Gia Nhỏ
    và cộng sự năm 2012 cũng tiếp cận sâu về các vấn đề liên kết trong ngành tôm ở
    đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, đến nay chưa có một nghiên cứu nào cụ
    thể và toàn diện về phát triển liên kết theo cả chiều ngang và dọc trong sản xuất
    và chế biến tôm ở Cà Mau - địa bàn cung cấp đến hơn 30% cả về sản lượng và
    diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước. Các kết quả nghiên cứu trước đây chưa
    chỉ rõ và phân tích được về các yếu tố ảnh hưởng để có thể xây dựng các giải
    pháp tăng cường liên kết trong lĩnh vực này một cách hiệu quả và bền vững.
    Trong bối cảnh như vậy, đề tài luận án là rất cần thiết và cấp bách nhằm
    đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và chế biến tôm ở
    tỉnh Cà Mau và góp phần xây dựng cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp,
    chính sách hỗ trợ phát triển bền vững cả ngành sản xuất, chế biến và xuất
    khẩu tôm Việt Nam.
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    1.2.1. Mục tiêu tổng quát
    Nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất
    và chế biến tôm thương phẩm ở tỉnh Cà Mau.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
     Hệ thống hóa và phát triển hệ thống lý luận và thực tiễn về liên kết
    trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm;
     Đánh giá được thực trạng liên kết trong sản xuất và chế biến tôm
    thương phẩm ở Cà Mau;
     
Đang tải...