Báo Cáo Liên kết, liên thông của trường cao đẳng cộng đồng với trường đại học để đào tạo nhân lực cho vùng đ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Liên kết, liên thông của trường cao đẳng cộng đồng với trường đại học để đào tạo nhân lực cho vùng đbscl


    TÓM TẮT
    Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Vùng đất có nhiều tiềm năng nhưng còn nghèo, đang tụt hậu so với nhiều vùng khác trong cả nước. Trong các nguyên nhân có nguyên nhân về nguồn nhân lực ít được đào tạo, trong khi lực lượng lao động của vùng đang ở thời kỳ “dân số vàng”. “Dân số vàng” nhưng chưa qua đào tạo (ĐT) giống như kim loại cực quý chưa qua chế tác, còn sử dụng thô, khiến cho mức lương luôn thấp hơn 20%-30% so với lao động trong khu vực. Đặc điểm này còn làm cho nhân lực vốn nhiều mà rẻ trở thành gánh nặng dân số, cản trở thu hút đầu tư. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực trong tham luận này chỉ cần phát huy những cái hiện có, không đòi hỏi địa phương phải quá tốn kém, vượt khả năng ngân sách cho phép. Đó là liên kết, liên thông của trường cao đẳng cộng đồng (CĐCĐ) hiện có (và thành lập mới), với trường đại học (ĐH), để phát huy khả năng đào tạo. Với cách làm mới và một quyết tâm mới, nhất định công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ĐBSCL sẽ có bước phát triển. Kinh nghiệm quốc tế và bài học thực tế tại một số trường của vùng ĐBSCL đã chứng minh điều này. Thành lập trường CĐCĐ với tính liên thông, liên kết trên đây còn là một lời giải tối ưu cho bài toán quy mô và chất lượng của giáo dục (GD) ở ĐBSCL. Khi đủ điều kiện, trường CĐCĐ có thể được nâng cấp thành ĐH định hướng ứng dụng- nghề nghiệp. Trong vài ba chục năm đầu, một trường CĐCĐ được nâng cấp thành trường ĐH thì sẽ có vài trường CĐCĐ mới hình thành, chúng ngày càng tiến vào vùng sâu, vùng xa để trí thức hóa người công nhân và nông dân ĐBSCL. Trong khi tìm kiếm mô hình ĐH có đẳng cấp quốc tế, hãy bắt tay xây dựng trường CĐCĐ theo mô hình liên kết và liên thông.


    NỘI DUNG TRAO ĐỔI
    1/ Số liệu tổng quan về một vùng đất giàu tiềm năng nhưng còn nghèo
    ĐBSCL với diện tích khoảng 4,06 triệu ha, dân số 17,4 triệu người, chiếm 20,69% tổng dân số cả nước. Là vựa lương thực của quốc gia, sản xuất nông nghiệp đạt 48 tỷ, chiếm tỷ trọng 34% giá trị sản lượng toàn quốc, đóng góp 80% lượng gạo xuất khẩu. Với gần 300.000 ha vườn, hằng năm ĐBSCL cung cấp 3,3 triệu tấn trái cây, chiếm 70% sản lượng cả nước. Đây còn là vùng chăn nuôi khá phát triển, riêng thuỷ sản đóng góp 60% lượng xuất khẩu toàn quốc. Tuy vậy, công nghiệp chậm phat triển, giá trị sản xuất công nghiệp chỉ đạt 44,5 tỉ, chiếm 9,12% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước (số liệu năm 2006). ĐBSCL có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch nhưng du lịch của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chưa phát triển là bao so với các vùng du lịch khác của quốc gia. Du lịch sinh thái các tỉnh na ná giống nhau. So với cả nước, lượng khách nước ngòai đến ĐBSCL chỉ chiếm khoảng 15% [16]. Thu hút vốn FDI của ĐBSCL cũng yếu, giai đoạn 1988 -2006 chỉ đạt 2,315 tỷ USD, chiếm 2,96% tổng vốn đầu tư thu hút của cả nước (78,25 tỷ USD), bằng 11,44% so vùng đồng bằng sông Hồng (20,24 tỷ USD) và bằng 5,47% lượng vốn đầu tư thu hút của vùng Ðông Nam Bộ (42,34 tỷ USD) [17]. Trong 9 tháng đầu năm 2008 có khá hơn, tuy nhiên, so với bình diện chung thì cũng chỉ chiếm khoảng 6% trong tổng số 57 tỷ USD vốn FDI của cả nước [15]. Mấy năm qua, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư mạnh. Với đặc trưng sông nước, hàng năm khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường thuỷ chiếm đến 70% tổng khối lương hàng hoá của vùng. Tuy vậy đang phải đối mặt là sự quá tải về đường thủy. Nhìn chung, vì còn thuần nông với phương tiện canh tác khá lạc hậu, nên người dân ĐBSCL còn nghèo, thu nhập bình quân đầu người năm 2006 là 493USD khi cả nước là 729USD. Dân sống trong 3 triệu căn nhà nhưng 70% là tạm bợ. Đến cuối năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo là 12,85% , thấp hơn trung bình cả nước (14,87%) nhưng cao hơn Đồng Bằng Sông Hồng (9,59%) và vùng Đông Nam Bộ (5,12%). Theo dự báo chính thức (tháng 12/2007) về biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao, ĐBSCL được cảnh báo là ảnh hưởng nặng [8].
    Khi nói tiềm năng của ĐBSCL, có lẻ phải đề cập đến nguồn nhân lực. Với trên 60% dân số từ 15-30 tuổi, được coi là có “dân số vàng”. Đây là nguồn nhân lực trẻ, dồi dào và năng động, sớm hòa nhập với những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Tuy vậy, “dân số vàng” nhưng chưa qua đào tạo giống như kim loại cực quý chưa qua chế tác, còn sử dụng thô, khiến cho mức lương luôn thấp hơn 20%-30% so với lao động trong khu vực. Đặc điểm này còn làm cho nhân lực vốn nhiều mà rẻ trở thành gánh nặng dân số, cản trở thu hút đầu tư. Tại Hội nghị thông báo kết quả nghiên cứu khoa học Nam Bộ năm 2006 - 2008, Tiến sĩ Nguyễn Thị Quy (Viện Nghiên cứu giáo dục) đã công bố ÐBSCL có tỷ lệ nhập học thấp nhất nước (59,6%), thấp hơn cả vùng Ðông Bắc và Tây Nguyên. Thực tế cho thấy, GD&ĐT ở vùng này vừa thiếu về số lượng, lại yếu về chuyên môn, đa số giáo viên được đào tạo trước đây theo hệ 9+3, 12+2. Giáo viên ngoại ngữ và tin học là lực lượng thiếu triền miên. Trong khi lực lượng lao động phổ thông dồi dào chiếm 22% dân số cả nước, 78% thiếu chuyên môn, chỉ 14,33% qua đào tạo. Một bộ phận người lao động được đào tạo nhưng lại thiếu tính chuyên nghiệp, còn một phần nhỏ được đào tạo bài bản lại không trở về phục vụ quê hương [7]. Phi chuyên nghiệp bất thành nhân lực. Khó có thể hình dung được đến thời điểm này, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở ĐBSCL chiếm đến 85,67%, đứng thứ 7 trong 8 vùng của cả nước. Trình độ thấp, kéo theo tỷ lệ thất nghiệp cao và nguy cơ tái nghèo cao.“Trong lúc nông dân Úc đã biết phun thuốc bảo vệ thực vật bằng phi cơ từ lâu, biết dùng thông tin từ vệ tinh để yểm trợ nông nghiệp, thì nông dân Việt Nam vẫn đang cấy bằng tay, gặt bằng liềm, gánh lúa bằng vai, phơi lúa trên đường Việc vượt đích 1 tỷ USD xuất khẩu lúa gạo là do sức lao động của hàng triệu nông dân đã biến “sỏi đá thành cơm” chứ chưa phải là thành quả của Khoa học kỹ thuật”[4]. Thiên nhiên khá ưu đãi ĐBSCL, nhưng vài ba năm thì có một trận lũ lớn. Ở nhiều vùng sâu, khi lũ lên cao, nhiều học sinh tiểu học và trung học cơ sở nghĩ học sớm nhưng trở lại lớp muộn do đường ngập cầu trôi. Kết quả là không đủ thời gian hoàn thành cấp học (dù trường có tổ chức học bù, hoặc tổ chức biên chế năm học theo phương thức né lũ).Theo Bộ LĐTB&XH, từ nay đến năm 2010, các địa phương cùng với các ngành chức năng tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện có và sẽ tăng cường đào tạo thêm từ 3.700 đến 4.000 giáo viên dạy nghề cho vùng ĐBSCL. Con số cần thiết cũng ngần ấy cho phát triển bậc trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống của Bộ GD&ĐT. Nhìn chung, GD&ĐT của ĐBSCL đã bị tụt hậu 5 năm so với mức phát triển bình quân chung của cả nước và 10 năm so với một số vùng có mức phát triển cao hơn. Trong khi theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam (VN) hiện đứng hạng cuối trong khu vực, với chỉ khoảng 10% số thanh niên trong độ tuổi 20-24 được vào ĐH. Tỉ lệ này tại Trung Quốc là 15%, Thái lan 41% và Hàn Quốc 89% [11, tr.20]. VN hiện thu hút mức đầu tư nước ngoài gần 1 tỷ USD/tháng (2007), thiếu nhân lực nên nhiều khoản đầu tư chỉ nằm trên giấy. “Giúp doanh nghiệp phát triển bằng đầu tư GD”, đó là một trong các khuyến cáo mà ông Johnathan Pincus - chuyên gia kinh tế cao cấp của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại VN - đưa ra ngày 01-10-2007 tại buổi công bố kết quả nghiên cứu 200 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Ông cho rằng: "Hiện VN đang cạnh tranh với một tay bị trói. Cánh tay đó là GD - ĐT. Chính sách GD - ĐT chính là khâu phải đột phá trong giai đoạn mới để VN trở thành một nước đổi mới, sáng tạo, sử dụng được khả năng thiên phú và tuyệt vời của người VN để đạt được qui mô kinh tế và công nghệ cao hơn" [4]. Một tay bị trói nên cạnh tranh giành thắng lợi kinh tế của VN thiếu nắm đấm quyết định là nhân lực kỹ thuật cao khi hội nhập toàn cầu. “Về lâu dài, rất không nên xem gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Trên thế giới, không có quốc gia nào có thể làm giàu chỉ bằng xuất khẩu gạo” (TS.Trần Du Lịch). Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã trở thành mệnh lệnh cuộc sống của người ĐBSCL.Đào tạo nguồn nhân lực phải đi trước một bước.
    2/ Trường cao đẳng cộng đồng thích hợp ở ĐBSCL
    Sau ngày thống nhất đất nước, trong vùng ĐBSCL, hệ thống các trường phổ thông phát triển rất mạnh. Do chậm phát triển hệ thống chuyên nghiệp để phân luồng sau THCS, hầu hết học sinh tốt nghiệp THCS đều thi tuyển vào học THPT (như Tỉnh Tiền Giang, đến năm 2007, nhiều huyện có tới 4-5 trường THPT, nhưng không có một cơ sở đào tạo nghề hoặc GD chuyên nghiệp nào). Do chưa thể thỏa mãn số đông vào ĐH, áp lực trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH rất cao. Đáng lưu ý là một bộ phận không trúng tuyển trở lại học trung cấp chuyên nghiệp mà nhiều lớp này chi cần đầu vào là tốt nghiệp lớp 9. Số đông trở thành lao động phổ thông tại các khu công nghiệp và tham gia lao động ở các địa phương. Một số khác luyện thi để thử thời vận lần tiếp theo.
    Do lịch sử để lại, các trường TCCN và CĐ trong vùng đều trực thụôc ngành dọc, đào tạo đơn ngành theo yêu cầu của ngành. Bình quân mỗi tỉnh của vùng có 6 trường TC-CĐ được ghi vào quyển những điều cần biết về tuyển sinh. Từ khi mở cửa nền kinh tế, nhiều cơ sở mở rộng đào tạo đa ngành nghề. Nhưng chúng thường được trang bị yếu kém, thiếu phối hợp, đào tạo chồng chéo. Trong Luật GD 2005, mạng lưới trường CN có cả trường TCCN và trường TC nghề, trường CĐ và trường CĐ nghề, lại cần phải có trung tâm GD thường xuyên, trung tâm tin học- ngoại ngữ, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, v.v Hầu hết các tỉnh của ĐBSCL đều có trường CĐ Sư Phạm (SP). Cùng với các ĐH của vùng, có thể nói trường CĐSP là điểm sáng của GD&ĐT mỗi tỉnh vùng ĐBSCL. Chính những trường này đã cung cấp chủ yếu giáo viên từ mần non đến THCS các địa phương. Muốn học CĐ không phải SP phải về các thành phố lớn. Tuy vậy, số lượng tuyển sinh vào SP đã giảm dần. Một số trường được phép tuyển sinh một số ngành ngòai SP. Trong tình hình như vậy chính phủ cho thành lập trường cao đẳng cộng đồng (CĐCĐ) từ năm 2000. Đến nay, cả nước có 15 trường (riêng ĐBSCL có 8 trường), trong số này có 3 trường được nâng cấp thành trường ĐH trực thụôc đia phương (có 2 trường thuộc vùng ĐBSCL), định hướng ứng dụng- nghề nghiệp. Theo báo cáo của Hiệp Hội các trường CĐCD Việt Nam, các trường CĐCĐ đang ĐT 54.565 HS-SV, gồm 6.796 học viên ngắn hạn (từ 2,3 tuần đến 8, 9 tháng), 11.217 HS trung cấp, 11.196 SV cao đẳng và liên kết đào tạo không chính quy trình độ đại học 25.356 SV (số liệu tháng 5/2008) [12]. Tỷ lệ số trường CĐCĐ ở ĐBSCL so với cả nước cho thấy trường CĐCĐ đã được nhiều địa phương hưởng ứng. Sự thích hợp của mô hình trường CĐCĐ ở ĐBSCL còn do đây là ngôi trường của “giới bình dân”, nó không đòi hỏi cơ ngơi “hoành tráng” như các ĐH nghiên cứu. Chỉ cần sắp xếp các trường TC-CĐ trong một địa bàn thành trường CĐCĐ. Dĩ nhiên cũng phải nâng cấp, tập trung đầu tư. Rất tiếc, nhiều địa phương còn nghèo, đã có trường CĐCĐ rồi mà ngay cạnh đó lại còn trung tâm GD Thường xuyên, Trung tâm tin học ngọai ngữ, thậm chí trung tâm dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp (tất cả đều công lập, trang bị rất yếu kém); mặt khác trong quá trình phát triển các trường CĐCĐ hiện có, sự liên thông có chú trọng nhưng thực hiện theo một quy trình ngược (đào tạo xong mới tìm trường ĐH để liên thông!). Đặc biệt thiếu liên kết để đào tạo chuyển tiếp, khiến cho mô hình trường CĐCĐ ở Việt Nam hiện tại không khác xa một trường TC, CĐ thông thường và rất khác biệt với các trường CĐCĐ ở nước ngòai (như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, .), những nước đã tổ chức được một hệ thống đào tạo đặc thù, đào tạo được một đội ngũ lao động có tay nghề hùng hậu, có chất lượng, chi phí thấp, trung gian giữa kỹ sư và công nhân sơ cấp, thừa đáp ứng cho nền kinh tế.
    Tác giả tham luận này cho rằng trường CĐCĐ chính là tên gọi thống nhất và phù hợp của các loại trường, trung tâm trên đây. Với sự đầu tư tập trung như vậy và liên kết, liên thông với trường ĐH, trường CĐCĐ sẽ tạo ra sự bứt phá trong đào tạo nhân lực cho ĐBSCL.
    3/ Liên thông và liên kết với trường ĐH để tăng hiệu quả trường CĐCĐ
    Trường CĐCĐ ở ĐBSCL (nói chung cả nước) nên là một cơ sở đào tạo mở, GD nghề nghiệp, GD thường xuyên và đào tạo liên thông. Đào tạo liên thông (LT) có hai hình thức:
    - LT trong nội bộ trường CĐCĐ, để cấp chứng nhận (nếu ĐT ngắn hạn), cấp văn bằng theo trình độ mới (khác với trình độ trúng tuyển đầu vào, có thể là LT lên, LT ngang, thậm chí LT xuống). Rõ ràng nếu trường CĐCĐ đào tạo theo hình thức tích lũy tín chỉ thì rất thuận lợi cho ĐTLT;
    - Chuyển tiếp (CT) đến trường ĐH để được đào tạo tiếp tục và cấp bằng kỹ sư hoặc cử nhân. Trong trường hợp này trường CĐCĐ phải liên kết với trường ĐH bởi một thỏa thuận. Thông thường trường CĐCĐ nhận chương trình đào tạo của trường ĐH để dạy giai đọan đầu, trường ĐH liên kết đào tạo giai đoạn sau và cấp văn bằng. Bằng sự liên kết này, dù có đào tạo theo hình thức niên chế hay tín chỉ đều thuận lợi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...