Tiến Sĩ Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2012


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . v
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vii
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vii
    PHẦN MỞ ĐẦU 1

    Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN VỚI NÔNG DÂN .. 17
    1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ VÀ LIÊN KẾT KINH
    TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN VỚI NÔNG DÂN 17
    1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về liên kết kinh tế . 17
    1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân . 30
    1.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN VỚI NÔNG DÂN 40
    1.2.1. Nội dung của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân. 40
    1.2.2. Tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân 55
    1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế
    biến nông sản với nông dân . 59
    1.3. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN CÁC NƯỚC VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN VỚI NÔNG DÂN . 64
    1.3.1. Các kinh nghiệm cụ thể ở một số nước . 64
    1.3.2. Những bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm thực tiễn của các nước . 71
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 74

    Chương 2: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN VỚI NÔNG DÂN Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 76
    2.1. TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. 76
    2.1.1. Giai đoạn 1981-2002: Từ khi khởi sự đổi mới kinh tế đến khi có QĐ 80 76
    2.1.2. Giai đoạn 2002-1010 : Từ khi có Quyết định 80 đến nay . 81
    2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN VỚI NÔNG DÂN 86
    2.2.1. Thực trạng về những lĩnh vực liên kết giữa doanh nghiệp chế biến nông
    sản với nông dân 86
    2.2.2. Thực trạng về những hình thức cấu trúc tổ chức liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân 93
    2.2.3. Thực trạng về các ràng buộc trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp
    chế biến nông sản với nông dân 99
    2.2.4. Thực trạng về quản trị thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế
    biến nông sản với nông dân . 107
    2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN VỚI NÔNG DÂN THỜI GIAN QUA 112
    2.3.1. Những thành tựu đã đạt được 112
    2.3.2. Nguyên nhân những thành tựu đã đạt được 123
    2.3.3. Những thiếu sót tồn tại 126
    2.3.4. Nguyên nhân những thiếu sót tồn tại . 131
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 138

    Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN VỚI NÔNG DÂN Ở VIỆT NAM . 141
    3.1. CĂN CỨ, QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN . 141
    3.1.1. Căn cứ xác định phương hướng, giải pháp phát triển liên kết 141
    3.1.2. Quan điểm phát triển liên kết 148
    3.1.3. Phương hướng phát triển liên kết. . 153
    3.2. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN VỚI NÔNG DÂN Ở VIỆT NAM . 157
    3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, tuyên tuyền giáo dục, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và ý thức đạo dức của doanh nghiệp và nông dân 157
    3.2.2. Lựa chọn lĩnh vực liên kết thích hợp và hoàn thiện hình thức tổ chức liên
    kết giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân 160
    3.2.3. Hoàn thiện các qui tắc ràng buộc và nâng cao hiệu quả công tác quản trị
    hợp đồng phù hợp với từng trường hợp liên kết cụ thể. 168
    3.2.4. Cải thiện môi trường pháp luật, nâng cao hiệu lực hợp đồng và hoàn thiện các chính sách nhà nước tạo môi trường vĩ mô, chính sách hỗ trợ trực tiếp để tạo điều kiện cho liên kết phát triển . 177

    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 186
    KẾT LUẬN 188
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ . 193
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 194


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài:


    Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân, một bộ phận của liên kết kinh tế trong nền kinh tế quốc dân nói chung; là một trong những thể chế thực hiện mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân; đồng thời là một bộ phận của quan hệ giữa công nghiệp với nông nghiệp. Liên kết kinh tế, cùng với thị trường và kế hoạch hóa là các thể chế để giải quyết mối quan hệ giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân; cùng tồn tại và hỗ trợ nhau, thúc đẩy các hình thức tổ chức sản xuất chuyên môn hóa, hiệp tác hóa, liên hợp hóa và tập trung hóa, xã hội hóa sản xuất tiến bộ, phù hợp với xu thế đi lên sản xuất lớn; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn và toàn bộ nền kinh tế. Do đó, hình thành và phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân là một xu hướng tất yếu khách quan.
    Trong điều kiện thực tiễn của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2010-2020 của Đảng đã chỉ rõ: “Gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Đổi mới cơ bản phương thức tổ chức kinh doanh nông sản, trước hết là kinh doanh lúa gạo; bảo đảm phân phối lợi ích hợp lý trong từng công đoạn từ sản xuất đến tiêu dùng”. [17]
    Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định giải pháp: “Thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ "bốn nhà" (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước) Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thâm canh, các khu nông nghiệp công nghệ cao, gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến, thị trường trong nước và xuất khẩu.[16]
    Đặc biệt, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng (Sau đây gọi tắc là quyết định 80) đã qui định “Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa (bao gồm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối) với người sản xuất (hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại, đại diện hộ nông dân) nhằm gắn sản


    2

    xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa để phát triển sản xuất ổn định và bền vững”.[45]
    Kết quả thực hiện quyết định 80 trong những năm vừa qua, cho thấy đã có nhiều mô hình thực tiễn thực hiện hợp đồng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân đạt một số kết quả tốt; các doanh nghiệp như: Các công ty thuộc ngành mía đường, Công ty CP Bông Việt Nam, Công ty sản xuất thức ăn gia súc và chăn nuôi CP (Thái Lan), các công ty sản xuất giống, rau sạch, cao su, chè, sản xuất giống, chăn nuôi bò sữa, nuôi cá, tôm xuất khẩu và nhiều doanh nghiệp khác đã thu mua được sản phẩm có chất lượng tốt, tạo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định bền vững cho nhu cầu chế biến; phát huy được hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị; sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế tốt. Một bộ phận nông dân đã tham gia liên kết kinh tế với doanh nghiệp chế biến có kết quả; tiêu thụ được nông sản với giá cả hợp lý; yên tâm sản xuất và thu nhập từng bước được cải thiện.
    Tuy nhiên, thực tế áp dụng quyết định 80, thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân, tiến triển rất chậm, còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; qui mô thực hiện còn nhỏ, chất lượng liên kết không cao, thiếu bền vững; tranh chấp hợp đồng giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân diễn ra rất gay gắt, phức tạp; tình trạng vi phạm hợp đồng từ cả hai phía doanh nghiệp lẫn nông dân ký kết hợp đồng rất phổ biến, sự phát triển của quan hệ liên kết nầy đang có xu hướng chững lại và sa sút rõ rệt, ngoài mong đợi của toàn xã hội.
    Thực trạng trên đây của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân đặt ra vấn đề thực tiễn Vì sao việc thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở nước ta lại gặp nhiều khó khăn như vậy và làm thế nào để khắc phục được tình trạng đó?. Để giải đáp được vấn đề nầy, cần tổng kết thực tiễn, tìm ra nguyên nhân những thiếu sót tồn tại; trên cơ sở đó đề ra phương hướng, giải pháp để tiếp tục phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân.
    Mặt khác, về mặt lý luận, các kết quả nghiên cứu đã có trong và ngoài nước về đề tài nầy còn nhiều vấn đề còn chưa được nghiên cứu giải đáp đầy đủ và thỏa đáng như: Khái niệm chính xác hơn về liên kết kinh tế; những điều kiện hình thành và phát triển liên kết kinh tế; mối quan hệ giữa liên kết kinh tế với cơ chế thị

    3
    trường và kế hoạch hóa; đặc điểm, quan hệ tài sản trong liên kết kinh tế giữa
    doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân.

    Việc giải quyết tốt những vấn đề lý luận và thực tiển nêu trên không chỉ có ý nghĩa với việc thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, mà còn đóng góp vào việc thắt chặt quan hệ liên minh công nông, quan hệ nông thôn-thành thị; góp phần làm sáng tỏ những vấn đề rất cơ bản về lý luận và thực tiễn vận hành thể chế kinh tế vĩ mô, vi mô nói chung của nền kinh tế quốc dân nước ta; thúc đẩy thực hiện đổi mới kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, đang trong tiến trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo con đường kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập kinh tế quốc tế.
    Với tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa lý luận và thực tiễn như đã nêu trên và xuất phát từ đặc điểm bản thân là một cán bộ quản lý doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh, chế biến nông sản trong gần 20 năm, tác giả chọn đề tài “Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam.” làm
    luận án tiến sĩ kinh tế của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...