Đồ Án Liên kết giữa opckepseverexv4.0 với phần mềm scada intouch wonderware và plc rockwell

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỒ ÁN :

    LIÊN KẾT GIỮA OPCKEPSEVEREXV4.0 VỚI PHẦN MỀM SCADA INTOUCH WONDERWARE VÀ PLC

    Khi sở hữu được tài liệu này bạn sẽ được tìm hiểu rõ hơn về cách “LIÊN KẾT GIỮA OPCKEPSEVEREXV4.0 VỚI PHẦN MỀM SCADA INTOUCH WONDERWARE VÀ PLC “ với tất cả các phần liên quan bao gồm các file của đồ án là : LOGIX5000 , KEPSEVER, OPCLINK , CODE INTOUCH . Tài liệu được sắp xếp một cách khoa học tiện cho việc sử dụng và tham khảo . Vì vậy tài liệu này hứa hẹn sẽ giúp các bạn đào sâu thêm nhiều kiến thức về “ OPCKEPSEVEREXV4.0 , PHẦN MỀM SCADA INTOUCH WONDERWARE và PLC Rockwell “, biết được nhiều kiến thức chuyên môn cũng như tham khảo , đồng thời áp dụng những kiến thức về nó để phục vụ cho công việc nghiên cứu, thiết kế , làm báo cáo , làm đồ án và luận văn tốt nghiệp cho chính bạn .
    LỜI MỞ ĐẦU :

    Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, con người có nhiều điều kiện hơn trong việc nghiên cứu tìm ra giải phát phát triển xu hướng tự động hóa trong sản xuất.
    Trong một hệ thống sản xuất công nghiệp hay dân dụng các ứng dụng điều khiển có thể được phân chia thành ba loại sau:
    § Điều khiển logic tuần tự (sequence logic control)
    § Điều khiển điều chỉnh (regulatory control)
    § Giám sát – vận hành và thu thập số liệu (SCADA)

    Tùy theo tính chất của quá trình các yêu cầu về các ứng dụng này có thể khác nhau. Có quá trình gồm chủ yếu là ứng dụng điều khiển logic như trong các phân xưởng lắp ráp nhưng cũng có quá trình gồm chủ yếu là các ứng dụng điều khiển điều chỉnh như trong các nhà máy hóa chất nơi quá trình sản xuất là liên tục. Riêng yêu cầu về giám sát - vận hành là tồn tại trong hầu hết nếu không muốn nói là tất cả các hệ thống, ít nhất là cho tới thời điểm hiện nay.

    Các hệ thống điều khiển được xây dựng trong thực tế phải đáp ứng yêu cầu của quá trình sản xuất hay thiết bị sử dụng nó. Cụ thể là nó phải đáp ứng yêu cầu của về cả ba loại ứng dụng điều khiển nêu trên. Có hai cách để thực hiện điều này như sau:

    § Cách thứ nhất là thực hiện mỗi ứng dụng này bằng một hệ thống riêng biệt. Theo đó ứng dụng điều khiển logic sẽ được thực hiện bằng các PLC, ứng dụng điều khiển điều chỉnh sẽ được thực hiện bởi các controller và ứng dụng SCADA sẽ được thực hiện bởi một hệ SCADA riêng biệt. Nhiều nhà máy cỡ nhỏ và vừa đã được xây dựng theo cách thức này.

    § Cách thứ hai là sử dụng một hệ thống “điều khiển và giám sát tích hợp” thực hiện cả ba ứng dụng này. Mỗi một ứng dụng sẽ như một chức năng của hệ thống điều khiển. Các hệ thống điều khiển sản xuất hiện đại đều được xây dựng theo cách này và người ta gọi hệ thống như vậy là “Hệ thống điều khiển và giám sát tích hợp (Integrated Control and Monitoring System - ICMS)”.

    Trong hai cách này thì cách thực hiện thứ hai cho phép sử dụng tối thiểu các thiết bị đo và cơ cấu chấp hành do một tín hiệu đo được có thể được sử dụng cho cả ba ứng dụng nên ngày càng được phổ biến và được sử dụng cho các nhà máy hiện đại ở các quy mô khác nhau. Tự động hóa trong sản xuất không những giúp làm tăng năng xuất công việc, giảm đi tai nạn lao động do môi trường tiếng ồn, khói bụi cũng như hệ thống cung cấp điện nguy hiểm Với tiêu chí đó, người sản xuất tìm cách giám sát từ xa thông qua các hệ thống dây chuyền làm việc tự động sử dụng thiết bị logic lập trình PLC giám sát bằng SCADA.
    Một thực trạng thường gặp hiện nay trong nhiều nhà máy xí nghiệp là tính đa dạng trong điều khiển, do nhiều nguyên nhân khác nhau: có thể là do tính ứng dụng, giá thành hay phạm vi, đối tượng điều khiển mà nhiều loại PLC khác nhau được sử dụng: chẳng hạn AB, Rockwell, Siemens, Omron, Mitsubishi Vì các loại PLC này về mặt cấu trúc phần cứng cũng như ngôn ngữ lập trình phần mềm là khác nhau nên người kỹ sư cần thông thạo ngôn ngữ lập trỉnh của từng hãng để tiện cho việc lập trình ứng dụng cũng như ngỡ rối, bảo trì khi có sự cố xảy ra. Việc xây dựng hệ thống giám sát cho hệ thống gồm nhiều PLC như trên cũng là một vấn đề hết sức phức tạp.

    Trên tiêu chí đó, sự ra đời của chuẩn giám sát OPC đã phát huy được ưu thế trong việc đóng vai trò là trung gian thu thập dữ liệu và quy định chuẩn chung cho các dòng PLC khác nhau. Nhờ đó, người vận hành không trực tiếp theo tác điều khiển trên cơ cấu đối tượng chấp hành mà thông qua OPC, có thể bao quát được toàn bộ hoạt động thông qua liên kết điều khiển trong mạng Scada. Từ đó cho thấy, OPC là chuần liên kết giao tiếp mang tính ứng dụng cao, đáp ứng được nhu cầu phát sinh trong thực tiễn sản xuất ờ các nhà máy, xí nghiệp.
    Nội dung chính bao gồm những phần như sau :

    NỘI DUNG Trang
    Nhận xét của giáo viên hướng dẫn .
    PHẦN A: GIỚI THIỆU
    Lời mở đầu .
    Mục lục .
    PHẦN B: NỘI DUNG

    CHƯƠNG I: DẪN NHẬP . 2
    I. Đặt vấn đề 2
    II. Lý do chọn đề tài. 2
    III. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
    IV. Đối tượng nghiên cứu 3
    V. Giới hạn nghiên cứu của đề tài . 3
    VI. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 4
    VII. Dàn ý nội dung nghiên cứu . 4
    CHƯƠNG II: TỔNG QUAN OPC, OPC LINK 5
    I. Tổng quan về chuẩn OPC . 5
    II. OPC Server 6
    III. OPC Client . 7
    IV. OPC Link 7
    CHƯƠNG III: KEPWARE KEPSERVER TRÌNH ĐIỀU KHIỂN (DRIVER) PLC . 9
    I. Giới thiệu Kepserver EX 9
    II. Trình điều khiển kepserver hỗ trợ liên kết tới PLC 10
    III. Trình điều khiển hỗ trợ Rockwell, Siemens TCP/IP Ethernet . 10
    CHƯƠNG IV: WONDERWARE INTOUCH HMI TÍCH HỢP ARCHESTRA . 15
    I. Giới thiệu Scada Intouch HMI . 15
    1. Giới thiệu tổng quan Scada 15
    1. Các thành phần hệ thống . 15
    2. Cơ chế thư thập dữ liệu . 15
    3. Xử lý dữ liệu . 16
    4. Tổng quan galaxy . 16
    5. Các chế độ xác nhận thông tin và bảo mật 18
    6. Intouch HMI Tính trực quan trong sản xuất . 19
    6.1. Giới thiêu chung . 19
    6.2. Công nghệ ArchestrA 19
    6.3 . Xây dựng ứng dụng thiết kế 20
    Quản lý các ứng dụng . 22
    Chạy các ứng dựng . 22
    7. Logic và câu lệnh 23
    8. Tagname dictionary 25
    9. Trends 28
    CHƯƠNG V: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN . 29
    I. Sơ đồ tổng quan hệ thống . 30
    II. Mô hình giao diện điều khiển . 30
    7.3 Hướng phát triển đề tài . 32
    PHẦN C: TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 33
    PHỤ LỤC A 34
    PHỤ LỤC B . 35
     
Đang tải...