Tiến Sĩ Liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT DU LỊCH -HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ . 18
    1.1. Cơ sở khách quan của liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế 18
    1.1.1. Du lịch và những đặc trưng cơ bản của dịch vụ du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế 18
    1.1.2. Hãng hàng không giá rẻ và việc cung cấp dịch vụ hàng không giá rẻ 24
    1.1.3. Hội nhập quốc tế tạo tiền đề và môi trường khách quan cho liên kết giữa
    hãng hàng không giá rẻ với du lịch . 29
    1.2.Liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ: Bản chất, điều kiện, nguyên tắc và mô hình 33
    1.2.1. Liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ: Bản chất và đặc trưng cơ bản 33
    1.2.2. Các điều kiện trong liên kết kinh doanh giữa Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế 35
    1.2.3. Các nguyên tắc, mô hình và ưu thế của liên kết giữa Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế . 42
    1.3. Kinh nghiệm liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế của một số hãng hàng không giá rẻ điển hình trong khu vực ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 49
    1.3.1. Kinh nghiệm liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ của một số hãng hàng không giá rẻ điển hình khu vực 49
    1.3.2. Những bài học rút ra cho hoạt động liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ cho Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế . 58
    Chương 2: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT DU LỊCH – HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY . 59
    2.1. Tổng quan hoạt động liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 59
    2.1.1. Tổng quan về liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế 59
    2.1.2. Tình hình phát triển và liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ của các hãng hàng không giá rẻ nội địa trong hội nhập kinh tế quốc tế 63
    2.2. Đánh giá thực trạng liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập quốc tế của Việt Nam . 75
    2.2.1. Tình hình chung về liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trên thị trường dịch vụ du lịch Việt Nam . 75
    2.2.2. Đánh giá thực trạng các mô hình liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ ở nước ta hiện nay . 78
    2.2.3. Thực trạng liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong các chương trình kích cầu du lịch 85
    2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế 91
    2.3.1. Những hạn chế xuất phát từ lợi ích của các đối tác tham gia liên kết . 91
    2.3.2. Năng lực cơ sở hạ tầng hàng không của các hãng hàng không giá rẻ không đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu của các doanh nghiệp du lịch 93
    2.3.3. Liên kết giữa hãng hàng không giá rẻ và các cơ sở nghỉ dưỡng (resort) mang tính tự phát thiếu hẳn sự trung gian tổ chức của các doanh nghiệp lữ hành du lịch trong hình thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh 94
    2.3.4. Sự tác động của các cơ quan nhà nước chuyên ngành đến quá trình hình thành và phát triển của liên kết rất thấp, đặc biệt trong hình thành mô hình liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ 95
    2.3.5. Chưa hình thành rõ nét liên kết giữa Du lịch - Hàng không giá rẻ nước ngoài trong hội nhập kinh tế quốc tế . 97
    Chương 3: NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY
    TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT DU LỊCH - HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 99
    3.1. Những tiềm năng, xu hướng và quan điểm cơ bản thúc đẩy tiến trình liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế 99
    3.1.1. Những tiềm năng và xu hướng cơ bản thúc đẩy tiến trình liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế 99
    3.1.2. Những quan điểm cơ bản trong chỉ đạo liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế . 107
    3.2. Những chính sách và giải pháp cơ bản thúc đẩy liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay . 114
    3.2.1. Nhóm chính sách, giải pháp vĩ mô cơ bản thúc đẩy liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế 114
    3.2.2. Nhóm chính sách, giải pháp vi mô tác động vào các doanh nghiệp tham gia liên kết 124
    3.2.3. Chính sách, giải pháp liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế 129
    Kết luận . 134



    Kiến nghị .136
    Danh mục công trình của tác giả .137
    Tài liệu tham khảo 138
    Phụ lục .142
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hoá là những quá trình kinh tế, kỹ thuật, xã hội năng động nhất hiện nay, tác động mạnh đến sự phát triển, biến đổi của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở các quốc gia trên thế giới. Chúng cuốn hút tất cả các ngành kinh tế ở các quốc gia khác nhau vào sự vận động và phát triển, trong đó có ngành hàng không và du lịch (Tourism). Từ đó tạo ra các hình thức đặc thù như hàng không giá rẻ (Low Cost Airline - LCA) và sự liên kết giữa Tourism - LCA, nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập nhanh hơn của các nền kinh tế quốc gia vào một hệ thống phân công lao động quốc tế rộng lớn, hình thành và phát triển các khối liên kết kinh tế như: ASEAN, EU,
    Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất là sự hoàn thiện của các quan hệ sản xuất, trong đó thúc đẩy tiến trình xã hội hoá và quốc tế hoá tư bản làm cho sở hữu tư bản tách rời rất xa việc sử dụng tư bản, đưa nền kinh tế thế giới bước vào thời đại của nền kinh tế tài chính - tiền tệ mang tính toàn cầu. Những quá trình kinh tế - kỹ thuật này đã đẩy nền kinh tế thế giới từ khủng hoảng năng lượng, nguyên liệu, cơ cấu sang khủng hoảng tài chính - tiền tệ trên quy mô khu vực và thế giới.
    Trong bối cảnh quốc tế đó, nền kinh tế nước ta cũng đang trong thời kì chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức theo chiến lược kinh tế mở, nên không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực lẫn tích cực của tiến trình này. Để đưa nền kinh tế thoát khỏi trạng thái tăng trưởng chậm, tỷ lệ lạm phát cao như hiện nay thì mọi giải pháp cho các ngành kinh tế suy cho cùng đều bắt đầu bằng tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tìm ra các lợi thế cạnh tranh mà trước tiên phải ưu tiên liên kết các ngành kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau để cùng gia tăng lợi ích và giảm thiểu rủi ro. Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, có tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng và có tính xã hội hóa rất cao. Đây là hình thức tổ chức kinh doanh và sản phẩm của nó tạo ra bởi sự liên kết hoạt động của nhiều ngành, vùng và các chủ thể kinh tế - xã hội khác nhau, trong đó liên kết giữa các hãng hàng không và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch là một trong các khâu quan trọng. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập du lịch vùng và quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, thì liên kết hàng không-du lịch là nhân tố quyết định sự thành công của một sản phẩm lữ hành du lịch, bởi lẽ chi phí cho việc di chuyển từ nơi xuất phát đến các điểm đến du lịch chiếm tỷ trọng từ 40 - 60% giá thành chuyến đi. Trước xu thế đó, đã xuất hiện nhanh chóng loại hình hàng không giá rẻ để đáp ứng nhu cầu đi lại, giao tiếp của cư dân ở các quốc gia khác nhau, đặc biệt đáp ứng nhu cầu giảm giá các tour du lịch quốc tế nhằm thúc đẩy ngành kinh tế du lịch phát triển.
    Nhận thức được xu hướng quốc tế hóa ngành du lịch, Việt Nam đã chủ động thúc đẩy nhanh chóng tiến trình hội nhập ngành du lịch vào khu vực và quốc tế. Trong văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 đã khẳng định: “Phát triển ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch và các dịch vụ có giá trị tăng cao Xây dựng một số trung tâm du lịch lớn trong nước, gắn kết có hiệu quả với các trung tâm du lịch lớn của các nước trong khu vực” [9, tr.198-199].
    Hưởng ứng chủ chương đúng đắn đó của Đảng, ngành hàng không có bước cải tổ và phát triển mạnh mẽ, trong đó các hãng LCA tư nhân nhanh chóng ra đời. Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các hãng LCA trong khu vực và nội địa tham gia hoạt động trên thị trường dịch vụ hàng không nước ta, hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VNA) và hãng hàng không cổ phần Pacific Airlines cũng chuyển một bộ phận sang cung cấp dịch vụ hàng không giá rẻ (LCAS). Hãng Pacific Airlines đã chuyển hẳn sang hoạt động dưới hình thức hãng LCA, nhờ đó mà hạ giá tour du lịch trong nước và quốc tế.
    Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, một số hãng LCA tư nhân, do nguồn lực tài chính và nhân sự hạn hẹp lại thiếu kinh nghiệm quản lí buộc phải chấp nhận phá sản hoặc ngừng bay để sốc lại nguồn nhân lực, cơ cấu lại đội bay và cải tổ lại bộ máy tổ chức quản lý. Tuy vậy, việc tồn tại và phát triển của loại hình LCA là một khách quan kinh tế. Tính khách quan này xuất phát từ nhu cầu phát triển của sức sản xuất xã hội đang tăng lên nhanh chóng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới làm cho thu nhập và dân trí của các tầng lớp dân cư tăng không ngừng, dẫn đến du lịch trở thành nhu cầu thiết yếu của bộ phận ngày càng lớn dân cư có thu nhập trung bình trở lên của dân cư các nước, kể cả các nước đang phát triển như Việt Nam.
    Đón nhận xu thế phát triển của du lịch thế giới, quá trình liên kết giữa các ngành trong cấu thành sản phẩm lữ hành du lịch được thúc đẩy mạnh mẽ, trong đó liên kết giữa du lịch hàng không được coi như là chiến lược phát triển lâu dài và bền vững của hai ngành trong nền kinh tế Việt Nam. Ngày 10 tháng 4 năm 2013 “Kế hoạch hợp tác giữa Tổng cục Du lịch Việt Nam và Cục Hàng không Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015”[21] đã cụ thể hóa chương trình phối hợp công tác số 4050/CT-BVHTTDL - BGTVT ngày 13 tháng 11 năm 2012 nhằm nâng cao trách nhiệm hiệu quả của sự phối hợp, chất lượng và sức cạnh tranh của hai ngành, thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển thành điểm đến hấp dẫn của khu vực châu Á và thế giới.
    Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài “Liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam” cho luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị của mình.
     
Đang tải...