Thạc Sĩ Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU : GIỚI THIỆU CHUNG

    1. Sự cần thiết của đề tài
    Xuất phát từ chức năng kinh doanh của NHTM tại Việt Nam theo điều 1
    khoản 1 Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính (1990):
    “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu mà thường xuyên là
    nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để
    cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Do vậy,
    hoạt động của ngân hàng luôn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Các khách hàng
    của ngân hàng rất đa dạng về hình thức tổ chức, phong phú về ngành nghề và vì
    vậy tính rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng phức tạp và
    phong phú hơn so với các loại hình kinh doanh khác. Rủi ro trong cho vay của
    NHTM nói riêng được thể hiện trong chính đặc điểm kinh doanh tín dụng của
    NHTM.
    Từ ngày 01/04/2007 các ngân hàng nước ngoài được hoạt động bình đẳng
    tại Việt Nam, đó cũng là một sự thách thức của các NHTM trong nước, và vì các
    NHTM nhỏ có thể sẽ biến mất khi mà các ngân hàng nước ngoài nhập cuộc với
    túi tiền khổng lồ, với kinh nghiệm cho vay lâu đời, NHTM Việt Nam không thể
    là đối thủ cân xứng.
    Xuất phát từ việc kinh doanh của NHTM trong nước tập trung vào hoạt
    động tín dụng, nhưng chất lượng tín dụng chưa cao, việc quản trị rủi ro còn hạn
    chế, thu nhập từ hoạt động tín dụng của các NHTM trong nước chiếm tỷ lệ rất
    cao và nếu xảy ra rủi ro tín dụng thì khó thu hồi được vốn và lãi cho vay thì ngân
    hàng có thể lỗ vốn và có thể dẫn đến phá sản. Do vậy việc nâng cao chất lượng
    tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM là thực sự cần thiết và là vấn
    đề sống còn của các NHTM.
    Vấn đề kinh doanh tại Hệ thống NHCTVN mạnh nhất là vẫn là hoạt động
    tín dụng, thu nhập của ngân hàng chiếm tỷ trọng hơn 80% từ hoạt động tín dụng,
    nhưng chất lượng tín dụng chưa cao, tỷ lệ nợ xấu; nợ quá hạn vẫn còn cao nên
    việc tìm ra những giải pháp để hạn chế rủi ro và đem lại lợi nhuận cao từ hoạt
    động tín dụng đang là vấn đề mà các nhà lãnh đạo của NHCT rất quan tâm và
    chỉ đạo triệt để.
    Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Rủi ro tín
    dụng tại NHCT Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”.
    2. Mục tiêu của đề tài
    Mục tiêu đề tài làm sáng tỏ những vấn đề sau:
    - Làm rõ hơn về lý luận rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHTM. -- 5--


    - Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng, nêu ra những nguyên nhân gây
    ra rủi ro tín dụng, đánh giá, biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng và chỉ ra những
    tồn tại, yếu kém trong hoạt động tín dụng tại hệ thống NHCT Việt Nam.
    - Trên cơ sở phân tích những tồn tại, yếu kém và mạnh dạn đưa ra một số
    giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng tại hệ
    thống NHCT Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra rủi
    ro tín dụng dẫn đến chất lượng tín dụng thấp và từ đó đề ra những giải pháp thích
    hợp.
    Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu giữa lý luận và thực tế về hoạt động tín
    dụng của NHCTVN và một số NHTM khác để tìm hiểu những nguyên nhân gây
    ra rủi ro tín dụng để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt
    động tín dụng tại hệ thống NHCTVN.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Nhằm để hiểu rõ những vấn đề nghiên cứu trong luận văn, sử dụng các
    phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh
    5. Cấu trúc nội dung nghiên cứu
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm những nội dung chính
    trong ba chương:
    Chương một: Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương
    mại.
    Chương hai: Thực trạng về hoạt động kinh doanh và rủi ro tín dụng tại hệ
    thống NHCT Việt Nam.
    Chương ba: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và hạn
    chế rủi ro tín dụng tại hệ thống NHCT Việt Nam.







    -- 6--


    CHƯƠNG MỘT : HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG
    CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    1.1. Hoạt động tín dụng
    1.1.1. Khái niệm tín dụng
    Theo Mác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ
    người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định sẽ thu hồi về với
    một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
    Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì tín dụng được xem như một
    chức năng cơ bản. Hầu hết dư nợ tín dụng ở các NHTM chiếm tỷ lệ rất cao, hơn
    50%/tổng tài sản có và thu nhập của ngân hàng từ hoạt động tín dụng cũng là
    chủ yếu trong tổng thu nhập của NHTM.
    Trên cơ sở tiếp nhận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng
    được hiểu như sau:
    Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho
    vay (ngân hàng) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế
    khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong
    một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô
    điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
    1.1.2. Bản chất tín dụng
    Tín dụng là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền (hiện kim) hoặc tài
    sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền
    sở hữu chúng.
    Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải hoàn trả cả vốn và lãi vay.
    Giá trị tín dụng không những được bảo toàn mà còn được nâng cao nhờ lợi
    tức tín dụng.
    Hoạt động tín dụng là hoạt động mang tính chất sống còn đối với hầu hết
    các NHTM. Đặc trưng bản chất của tín dụng là tiềm ẩn rủi ro cao.
    Cơ sở quyết định một khoản tín dụng là lòng tin của ngân hàng về khả
    năng thanh toán của khách hàng và là sự tín nhiệm, sự tin tưởng lẫn nhau.
    1.1.3. Nguyên tắc tín dụng
    - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
    Khi khách hàng muốn đến ngân hàng vay vốn thì phải có phương án cụ
    thể và thuộc đối tượng được ngân hàng xem xét cho vay. -- 7--


    - Phải hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng
    tín dụng.
    Bởi vì để có nguồn tiền cho vay, ngân hàng phải đi huy động từ nguồn
    tiền nhàng rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế, tất cả những khoản tiền huy
    động được đều có trả lãi và có thời gian trả nợ nhất định. Vì vậy khi khách hàng
    vay vốn của ngân hàng khi đến hạn mà không trả nợ và gốc cho ngân hàng thì
    ngân hàng sẽ ra sao? Ngân hàng sẽ thật sự khó khăn trong khả năng thanh toán
    của mình vì không có tiền chi trả cho khách hàng (tiền gốc và lãi tiền gửi) và sẽ
    làm mất lòng tin trong dân chúng. Nếu có một ngân hàng nào đó mới chỉ có một
    ích khách hàng đến rút tiền và có sự trợ giúp đắc lực từ sự chỉ đạo của Chính phủ
    và NHNN thì vẫn giữ được an toàn. Nhưng khi đã mất lòng tin trong dân chúng
    quá lớn thì nếu hầu hết các khách hàng tiền gửi đều đến rút tiền thì ngân hàng
    chắc chắn sẽ khó khăn, khi đó cho dù một ngân hàng nào mạnh đi nữa cũng sẽ
    buộc phải đóng cửa, theo đó sẽ lây lan sang các ngân hàng khác như vết dầu
    loan bao trùm lên tất cả các NHTM và tạo thành một dây chuyền sụp đổ, nền
    kinh tế sẽ rối loạn kéo theo hệ thống chính trị cũng sẽ vô cùng rắc rối.
    - Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo quy định của Chính phủ và
    NHNN Việt Nam.
    Hoàn trả tín dụng là điều kiện quan trọng nhất để thực hiện mục tiêu kinh
    doanh của ngân hàng. Để thu hồi được nợ vay một cách đầy đủ, ngân hàng phải
    thẩm định một cách thận trọng đến phương án kinh doanh, năng lực tài chính, uy
    tín của khách hàng để áp dụng phương pháp cho vay thích hợp. Ngân hàng vẫn
    còn cho vay tín chấp đối với một số doanh nghiệp nhà nước có tình hình tài chính
    tốt và hiệu quả kinh doanh cao hay năng lực tài chính lành mạnh, chấp hành tốt
    các hợp đồng tín dụng trong quá khứ và có triển vọng trong tương lai. Để hạn
    chế rủi ro, ngân hàng cho vay đối với khách hàng phải có tài sản thế chấp, vì đó
    là nguồn thu nợ thứ hai khi mà khách hàng làm ăn thua lỗ thì ngân hàng vẫn thu
    hồi được nợ vay từ việc phát mại tài sản thế chấp của khách hàng.
    1.2. Lý luận chung về rủi ro
    1.2.1. Rủi ro và đo lường rủi ro trong hoạt động ngân hàng
     Khái niệm:
    Không ai có thể phủ nhận môi trường chúng ta đang sống đầy rẫy những
    bất ổn và có thể xảy ra rủi ro. Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi ngành, mọi lĩnh
    vực. Và có thể xuất hiện một cách bất ngờ mọi lúc, mọi nơi. Tùy theo điều kiện
    khác nhau mà có cách nhìn nhận về rủi ro không giống nhau:
    Theo trường phái truyền thống: Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy
    hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc
    chắn có thể xảy ra cho con người. -- 8--


    Theo trường phái trung hoà: Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.
    Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến
    cho con người những tổn thất mất mát, nguy hiểm, nhưng cũng có thể mang đến
    những cơ hội, thời cơ.
    Theo H. Kinght – nhà kinh tế học Mỹ: Rủi ro là các kết quả bất lợi có thể
    đo lường được. Như vậy theo ông những gì chưa biết thì không phải rủi ro mà là
    bất trắc.
    Còn theo Allan Wiilet thì rủi ro là bất trắc có liên quan đến việc xuất hiện
    một biến cố không mong đợi.
    Theo lý thuyết chứng khoán: Rủi ro là sự chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế
    và lợi nhuận dự tính bất lợi cho nhà đầu tư
    Rủi ro trong kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế thị
    trường luôn luôn là vấn đề cần được quan tâm, do hoạt động ngân hàng có tính
    nhạy cảm cao, ảnh hưởng mạnh đến sự ổn định kinh tế – xã hội. Nếu một ngân
    hàng nào gặp rủi ro, lâm vào tình trạng thiếu khả năng thanh toán, có nguy cơ
    hoặc thật sự đi đến phá sản, dễ gây tâm lý hoảng loạn, khiến mọi người đổ xô đi
    rút tiền gửi của mình tránh bị tổn thất và sẽ lây lan cả hệ thống ngân hàng.
    Lịch sử hoạt động ngân hàng trên thế giới đã chứng kiến không ít các
    ngân hàng lớn bị phá sản, mà hậu quả của nó thậm chí không giới hạn trong
    phạm vi một quốc gia mà lan ra cả nhiều nước trong khu vực hay toàn cầu.
    Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ tại châu Á năm 1997 đã làm cho
    nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính của các nước trong khu vực bị phá sản. Nhiều
    ngân hàng nhỏ ở Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia, đã phải sáp nhập hoặc bị các
    ngân hàng lớn mua lại, nhiều công ty tài chính, môi giới chứng khoán đã bị phá
    sản.
    Ở Viêt Nam, vào những năm 1989- 1990, cũng xảy ra tình trạng người dân
    đổ xô đi rút tiền gửi tại các quỹ tín dụng, gây ra sự đổ vỡ hàng loạt quỹ tín dụng.
    Đây là lần đổ vỡ đầu tiên có tín dây chuyền của các TCTD Việt Nam khi chuyển
    đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định
    hướng XHCN. Đổ vỡ đã gây tổn thất lớn cho các quỹ tín dụng và hệ thống ngân
    hàng, người gửi tiền và nền kinh tế nói chung, đặc biệt đã ảnh hưởng không nhỏ
    đến lòng tin của người gửi tiền, mà chúng ta phải mất một thời gian dài mới lấy
    lại được.
    Thời gian gần đây, không ít lần NHNN Việt Nam phải can thiệp để cứu
    vãn tình thế và khôi phục hoạt động cho một số NHTMCP, vì những lý do khác
    nhau, có nguy cơ bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. -- 9--


    Nếu những tổn thất do rủi ro trong hoạt động tín dụng gây ra ở mức kiểm
    soát được thì việc xử lý tương đối dễ dàng trong giới hạn cho phép của quỹ dự
    phòng bù đắp rủi ro của TCTD. Nhưng khi tổn thất lớn, vượt quá khả năng xử lý
    của TCTD thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng, gây hậu quả khó lường không
    những cho TCTD đó, mà cò cho cả những TCTD và doanh nghiệp khác có liên
    quan, ảnh hưởng tới quyền lợi người gửi tiền và cuối cùng ảnh hưởng tới toàn bộ
    nền kinh tế, và là nguy cơ tiềm ẩn cho khủng hoảng tài chính.
    Với vai trò trung gian trên thị trường tài chính, ngân hàng thực hiện chức
    năng ” Đi vay để cho vay”. Vì thế, ngân hàng gánh chịu rủi ro từ cả hai phía:
    Người đi vay và người cho vay. Đứng trên giác độ là người đi vay, rủi ro tín dụng
    xảy ra khi người gửi tiền rút trước hạn; còn đứng trên giác độ là người cho vay,
    rủi ro tín dụng xảy ra khi người vay hoàn trả tiền vay không đúng với hợp đồng
    tín dụng đã ký kết với ngân hàng.
    Nói một cách khái quát, có thể hiểu rủi ro là biến cố không mong đợi xảy
    ra, gây mất mát thiệt hại tài sản, thu nhập của ngân hàng trong quá trình hoạt
    động.
     Đo lường rủi ro là điều mà tất cả những nhà quản lý ngân hàng rất quan
    tâm, vì nếu đo lường được thì việc phòng ngừa trở nên dễ dàng hơn. Đo lường rủi
    ro trong hoạt động ngân hàng được thể hiện trên hai phương diện:
    Một là, đo lường hay xác định số thiệt hại do rủi ro gây ra, phản ánh hậu
    quả rủi ro được xác định khi rủi ro đã xảy ra. Số này có thể là số tuyệt đối hoặc
    số tương đối theo các tiêu thức khác nhau như giá trị thiệt hại, tỷ lệ tài sản bị rủi
    ro
    Công thức xác định tài sản bị rủi ro đã xảy ra:
    - Tổng giá trị tài sản bị Tổng giá trị tài sản bị thiệt hại
    rủi ro kỳ báo cáo = rủi ro mỗi lần trong kỳ

    Đây là, hai công thức xác định tài sản bị rủi ro đã xảy ra. Theo quan điểm
    xác suất thống kê, có thể lượng hóa được khả năng bị rủi ro của mỗi loại tài sản
    có của ngân hàng.
    - Tỷ lệ %
    tài
    sản bị rủi
    ro trong kỳ
    =
    Tổng giá trị tài sản bị rủi ro trong kỳ
    Tổng giá trị tài sản có sinh lời trong kỳ x 100%
    Hai là, đo lường khả năng bị rủi ro (xác suất bị rủi ro), dựa vào công thức
    tính xác suất có một biến cố ngẫu nhiên theo quan điểm thống kê, xác định xác
    suất rủi ro tín dụng của ngân hàng như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...