Luận Văn Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng trong việc tham gia chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng trong việc tham gia chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở
    MỤC LỤC
    Trang​​Lời cảm ơn
    Phần 1: Mở đầu . 2

    1. Tính cấp thiết của đề tài . 2
    2. Mục tiêu của đề tài . 3
    3. Phạm vi nghiên cứu 3
    4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu . 4
    5. Phương pháp nghiên cứu 4
    6. Nội dung đề tài 5
    Phần 2: Nội dung 6

    Chương 1: Một số vấn đề lý luận về văn hoá và đời sống văn hoá ở cơ sở 6

    1. Văn hoá và vai trò của văn hoá 6
    1.1 Các khái niệm về văn hoá 6
    1.2 Vai trò của văn hoá đối với đời sống xã hội 9
    2. Đời sống văn hoá ở cơ sở . 13
    2.1 Khái quát về đời sống văn hoá . 13
    2.2 Ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề trong việc tham gia chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở . 14
    2.3 Quan điểm của Đảng, Nhà nước và trách nhiệm của Công đoàn trong việc tham gia chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở 15
    Chương 2: Các kết quả nghiên cứu được ở Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng 20
    1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội ở quận Hai Bà Trưng . 20
    2. Khái quát về phong trào công nhân và hoạt động của Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng . 22
    2.1 Tình hình công nhân viên chức – lao động quận Hai Bà Trưng . 22
    2.2 Khái quát về hoạt động của Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng 29
    3. Thực trạng Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng trong việc tham gia tổ chức các hoạt động xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở 32
    3.1 Quá trình hình thành và phát triển các cụm văn hoá thể thao ở quận Hai Bà Trưng 32
    3.2 Hoạt động xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở . 43
    Chương 3: Đánh giá chung về công tác tổ chức chỉ đạo của Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng trong việc tham gia chỉ đạo nhằm xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở 63
    Phần 3: Kết luận - Đề xuất – Khuyến nghị 70

    1. Kết luận 70
    2. Đề xuất 71
    2.1 Về tổ chức . 71
    2.2 Về kinh phí 74
    3. Khuyến nghị . 75
    Tài liệu tham khảo 78


    PHẦN 1: MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở được nêu ra từ lâu nhưng mãi đến Đại hội lần thứ V của Đảng công tác này được đưa vào nghị quyết với những nội dung, mục tiêu cụ thể. Và từ đó đến nay, các ngành , các cấp đang nỗ lực biến Nghị quyết của Đảng, chủ trương của Nhà nước thành kết quả cụ thể. Mục tiêu của việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở chính là nhằm xây dựng nền văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa.
    Trong nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã nhấn mạnh cần phải đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá - xã hội, phát triển văn hoá truyền thống, phát huy tình làng nghĩa xóm, sự giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau phát triển trong cộng đồng .
    Hiện nay ở nước ta việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở với phương châm là “lấy xây dựng đời sống văn hoá để chống tệ nạn xã hội là phương châm đúng đắn và có hiệu quả nhất” vì nó tác động trực tiếp, thường xuyên đến mọi tầng lớp nhân dân lao động.
    Cương lĩnh của Đảng ta đã chỉ rõ chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một trong những luận điểm quan trọng về xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở được Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định đó là “xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
    Qua quá trình nghiên cứu thực tế kết hợp với những báo cáo của Liên đoàn lao động Quận, tôi thấy việc xây dựng đời sống văn hoá ở cở sở là một trong những nội dung quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc. Đó chính là nguyên nhân để tôi lựa chọn viết đề tài: “ Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng trong việc tham gia chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở ”.
    Là sinh viên khoa Công đoàn thuộc trường Đại học Công đoàn , tôi thực sự cảm nhận sự cần thiết của các hoạt động văn hoá - một công cụ quan trọng và cần thiết trong công tác tuyên truyền giáo dục công nhân lao động của Công đoàn. Qua 4 năm được học tập, nghiên cứu, tiếp thu lý luận tại trường Đại học Công đoàn, tôi rất mong muốn được sử dụng những kiến thức do nhà trường trang bị để tìm hiểu sâu hơn về hiệu quả của các hoạt động xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở và mong tìm ra những giải pháp hữu hiệu sử dụng chúng trong công tác bản thân khi ra trường và trở về công tác tại đơn vị.
     
Đang tải...