Luận Văn Lịch sử xâm lược và thống trị của thực dân Tây Ban Nha ở châu Mĩ (thế kỷ XV – XVI)

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU.
    1.Mục đích, lý do chọn đề tài.

    Khi phải liệt kê trong thế kỷ XV trên thế giới đã xẩy ra sự kiện gì có ý nghĩa to lớn, tác động mạnh mẽ đến lịch sử của loài người, chúng ta không thể không nhắc đến những phát kiến địa lý của người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Những phát kiến địa lý này, một mặt đã làm cho kinh tế Châu Âu phát triển nhanh chóng, nhưng mặt khác, nó cũng đã dẫn đến sự cướp đoạt đối với nhân dân châu Mĩ, châu Phi, châu Á và sự hình thành chủ nghĩa thực dân. Tại các thuộc địa, bọn thực dân đã không từ bất cứ thủ đoạn tàn bạo nào để cướp bóc của cải, tài nguyên thiên nhiên cũng như đàn áp, giết hại nhân dân các nước thuộc địa. Ngày nay, chủ nghĩa thực dân tuy đã bị thủ tiêu, nhưng sự khai thác, bóc lột dã man ngày nào vẫn ghi dấu ấn nặng nề lên trên các nước thuộc địa, kìm hãm sự phát triển của các thuộc địa này. Chủ nghĩa thực dân cũ đã không còn. Nhưng ngày nay, trong quá trình hội nhập, chúng ta lại thấy ở những nước lớn mạnh về kinh tế, chính trị, quân sự, cũng đang từng ngày tìm cách gia tăng ảnh hưởng của mình lên các nước nhỏ, yếu hơn. Câu hỏi đặt ra là liệu có khi nào, loài người sẽ lại phải gặp phải những hình thức nô dịch giữa nước này với nước khác, giữa người với người không? Tất nhiên, ở thời đại khác, hình thức bóc lột, nô dịch cũng sẽ phải khác đi, nhưng bản chất của sự nô dịch thì không bao giờ thay đổi, và chủ nghĩa thực dân, dù là hiện diện nguyên vẹn dưới hình thức của những tên xâm lược, hay dưới bất cứ hình thức nào khác đều là xấu xa, cần phải bị thủ tiêu. Vì vậy, cần phải chỉ rõ ra sự tàn ác của chủ nghĩa thực dân,qua việc tìm hiểu về những gì chủ nghĩa thực dân đã làm khi xâm chiếm và cai trị các nước thuộc địa, chứng minh sự tàn ác, dã man của chủ nghĩa thực dân, để từ đó nâng cao ý thức, cảnh giác của mọi người, để chủ nghĩa thực dân không bao giờ có thể quay trở lại hoành hành như lúc trước. Xuất phát từ mong muốn đó, nên em đã chọn đề tài: “Lịch sử xâm lược và thống trị của thực dân Tây Ban Nha ở châu Mĩ (thế kỷ XV – XVI) làm tiểu luận kết thúc học phần Lịch sử chủ nghĩa thực dân.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Dù mục tiêu đặt ra là nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử xâm lược, thống trị của chủ nghĩa thực dân với các nước thuộc địa, nhưng trong giới hạn của một tiểu luận, cộng với trình độ, kỹ năng còn có hạn, em không có tham vọng và cũng không thể nghiên cứu toàn bộ lịch sử của chủ nghĩa thực dân. Dựa vào mục tiêu chính là chứng minh sự bóc lột tàn ác, dã man của chủ nghĩa thực dân, nên trong tiểu luận này, em tập trung nghiên cứu vào lịch sử xâm lược khu vực châu Mĩ của thực dân Tây Ban Nha, và những chính sách khai thác, bót lột của Tây Ban Nha đối với khu vực này, cũng như những biến chuyển mọi mặt của các thuộc địa ở châu Mĩ dưới sự cai trị của thực dân Tây Ban Nha. Lựa chọn tìm hiểu lịch sử xâm lược của Tây Ban Nha vì trong những thế kỹ XV – XV, Tây Ban Nha đã trở thành một đế quốc thực dân cực kỳ hùng mạnh, mang trong mình đầy đủ tất cả bản chất của chủ nghĩa thực dân lúc bấy giờ, đó là tham lam, tàn ác và hiếu chiến. Và phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài là quá trình xâm lược, thống trị và bóc lột thuộc địa châu Mĩ của Tây Ban Nha trong những năm của thế kỷ XV – XVIII.
    3. Phương pháp nghiên cứu.
    Để hoàn thành tiểu luận này, em chủ yếu dựa vào những phương pháp nghiên cứu chính của khoa học lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, ngoài ra còn sử dụng những phương pháp khác như phân tích, tổng hợp sự kiện, nhằm mang lại kết quả nghiên cứu tốt nhất cho tiểu luận.
    4.Kết cấu tiểu luận.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận được cấu trúc thành 3 chương với nội dung như sau:
    Chương I: QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC CHÂU MĨ CỦA TÂY BAN NHA
    Chương II: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI CÁCTHUỘC ĐỊA CỦA TÂY BAN NHA Ở CHÂU MĨ.
    Chương III: MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ CHẾ ĐỘ CAI TRỊ CỦA TÂY BAN NHA Ở CÁC THUỘC ĐỊA CHÂU MĨ.
    B. NỘI DUNG.



    MỤC LỤC

    A.PHẦN MỞ ĐẦU
    1
    1.Mục đích, lý do chọn đề tài 1
    2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
    3.Phương pháp nghiên cứu .2
    4.Kết cấu tiểu luận .2
    Chương I: QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC CHÂU MĨ CỦA TÂY BAN NHA .4
    1.Những phát kiến địa lý và việc xác định chủ quyền của Tây Ban Nha ở Châu Mĩ .4
    2. Trình độ của khu vực Châu Mĩ trước khi bị thực dân Tây Ban Nha xâm chiếm 5
    2.1.Nền văn minh Maya 5
    2.2.Nền văn minh Aztec . 7
    2.3.Nền văn minh Inca 9
    3.Hoạt động xâm chiếm thuộc địa của Tây Ban Nha ở Châu Mĩ 11
    4.Nguyên nhân thất thủ nhanh chóng của các tộc người ở Châu Mĩ 13
    4.1.Sự lệch chênh về trình độ và trang thiết bị quân sự .14
    4.2. Nguyên nhân tôn giáo 14
    4.3.Kết cấu xã hội .15
    Chương II: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI CÁC THUỘC ĐỊA CỦA TÂY BAN NHA Ở CHÂU MĨ .16
    1.Những chuyển biến về tình hình kinh tế ở các nước thuộc địa Châu Mĩ .17
    1.1.Chính sách bóc lột kinh tế của Tây Ban Nha đối với các nước thuộc địa 18
    1.2.Hoạt động buôn bán của các nước thuộc địa dưới sự cai trị của Tây Ban Nha 18
    1.2.1.Buôn bán giữa các thuộc địa với nước ngoài 18
    1.2.2.Việc buôn bán giữa thuộc địa với chính quốc 18
    2.Sự xuất hiện và phát triển của chế độ nô lệ đồn điền ở Châu Mĩ 19
    2.1.Tiền đề của chế độ nô lệ ở Châu Mĩ .19
    2.2.Xuất xứ của nô lệ 20
    3.Vai trò của giáo hội tại các thuộc địa của Tây Ban Nha ở Châu Mĩ 23
    4.Mâu thuẫn xã hội ở các nước thuộc địa Châu Mĩ 24
    Chương III: MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ CHẾ ĐỘ CAI TRỊ CỦA TÂY BAN NHA Ở CÁC THUỘC ĐỊA CHÂU MĨ 26
    1.Trình độ tổ chức cai trị và bóc lột thuộc địa của Tây Ban Nha ở Châu Mĩ 26
    2.Điểm giống và khác nhau trong chính sách thực dân của Tây Ban Nha so với Bồ Đào Nha 27
    KẾT LUẬN 29
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...