Tài liệu Lịch sử Vĩnh Long

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lịch sử Vĩnh Long

    Long Hồ Dinh - một thời hoàng kim
    Cây da cửa Hữu - di tích lưu dấu về một thời hoàng kim của Long Hồ Dinh xưa .
    Trong lịch sử phát triển đầy biến động của vùng đất phương Nam, Vĩnh Long đã có một thời vang bóng. Gần 300 năm trước, Vĩnh Long đã đảm nhận vai trò lịch sử khi làm trung tâm cai quản và khai phá một vùng châu thổ Mê-kông rộng lớn. Đây là vùng đất được triều Nguyễn lập ra tiếp sau vùng đất phía Nam của phủ Gia Định vào năm Nhâm Tý 1732, với tên gọi Long Hồ Dinh, thuộc châu Định Viễn.
    Buổi đầu, sở lỵ dinh Long Hồ đặt tại thôn An Bình Đông (Cái Bè). Sau mấy lần dời đổi, dinh Long Hồ an vị tại xứ Tầm Bào (Thị xã Vĩnh Long ngày nay). Đây được xem là vị trí có “hình thắng yếu địa”, vừa nằm giữa đồng bằng, vừa án ngữ các đường giao thông thủy - bộ quan trọng.
    Thời ấy, Long Hồ Dinh cai quản cả một vùng đất đai rộng lớn. Những bước chân đi mở đất đã in dấu từ những cánh đồng nơi cò bay thẳng cánh đến những vạt rừng thâm u chạy dài từ Đông sang Tây, đến dải Thất Sơn kỳ bí trấn giữ miền biên viễn Tây Nam. Nếu tính theo các đơn vị hành chính hiệu hữu, thì đất Long Hồ Dinh xưa kia bao trùm cả ĐBSCL : từ Bến Tre, qua Trà Vinh, sang Sa Đéc, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau đến tận Hà Tiên (Kiên Giang).
    Sự khai mở và phát triển của nền văn minh lúa nước thời ấy đã hội tụ nơi dinh Long Hồ đủ 3 yếu tố cho sự hưng thịnh, đó là thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Đất Long Hồ được xem là nơi ẩn vị của rồng. Trịnh Hoài Đức đã mô tả đất địa linh này trong “Gia Định thành thông chí” rằng :
    “Thế nước ôm quanh cồn nọ, dựa theo bến kia, chảy vào ngòi này, chia ra nhánh khác Nhiều sông hội tụ cùng nhau nước ngọt dầm thấm ruộng vườn, khi làm lúa thì bừa ruộng *** giống, mà khi thâu hoạch thì bội đến phần trăm. Trong vườn thì có nhiều cau, trầu, dưa quả, mương ngòi thì đầy cả cá, lươn Dân gian trước vườn sau ruộng, đều có sản nghiệp, làm ăn quanh năm quả là một nơi phú túc.”
    Thời ấy, Long Hồ Dinh là trung tâm phát triển nên anh hùng hào kiệt bốn phương đã hội tụ về giữa đất chín rồng để hiệp sức gầy dựng nghiệp lớn. Nhiều vị có công lớn ở vùng đất này được nhân dân ca tụng là : Chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh - người có công đầu mở mang bờ cõi Phương Nam, Hiệp biện Đại học sĩ Nguyễn Cư Trinh . Vị có công lớn khai phá và phát triển vùng đất phương Nam nữa là Thống chế Thoại Ngọc Hầu với công trình lưu danh hậu thế “Kênh Vĩnh Tế”. Ông đã đốc thúc dân binh đào kinh dẫn nước ngọt ở cương thổ Tây Nam. Kênh Vĩnh Tế không chỉ là kế sách lâu bền cho an cư lạc nghiệp, mà còn là rào dậu hiểm địa trong việc phòng bị, trị an.
    Miếu Tống Quốc Công xưa
    Vị quan cai quản đầu tiên dinh Long Hồ là Quốc công Tống Phước Hiệp. Ông vừa là vị tướng cầm quân xông pha trận mạc, vừa hoạch định kế sách an dân và khuyến khích giao thương buôn bán. Xưa kia, trên phần đất cạnh dòng sông Long Hồ (đoạn từ Ủy ban Nhân dân Thị xã Vĩnh Long đến dốc cầu Thiềng Đức ngày nay) có thời là chợ Trường Xuân, dân họp chợ đông đúc, mua bán khá nhộn nhịp. Trải qua chặng đường một trăm năm, từ Long Hồ dinh (1732) đến Hoằng Trấn dinh, Vĩnh Trấn rồi đến trấn Vĩnh Thanh (1832), người dân vùng đất này đã cộng lực mưu sinh, chinh phục thiên nhiên, biến miền đất hoang vu, sình lầy, rừng rậm thành nơi sản xuất lúa gạo và hoa trái dồi dào nhất nước. Sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức ghi đã ghi lại :
    “Ruộng cày trâu ở Phiên An, Biên Hòa, một hộc lúa giống, thâu hoạch được 100 hộc. Duy ở trấn Vĩnh Thanh (tức Vĩnh Long sau này) toàn là ruộng bùn sâu, không dùng trâu cày được, phải đợi lúc Hạ - Thu giao, có nước mưa đầy dẫy, cắt cỏ lùng lác, cào cỏ đắp làm bờ, rồi chỏi đất cấy mạ lúa xuống. Ruộng đất mầu mỡ, nên một hộc lúa giống thâu hoạch được 300 hộc. Ở trấn Định Tường có ruộng ngập nước, công lợi cũng không bằng ruộng Vĩnh Thanh ”
    Năm Minh Mạng thứ mười ba (1832), triều đình nhà Nguyễn cho đổi các trấn thành tỉnh. Toàn bộ vùng đất phía Nam này được chia thành Nam Kỳ lục tỉnh. Vĩnh Thanh trấn được đổi tên thành tỉnh Vĩnh Long. Bước chân mở đất đi suốt 100 năm, kể từ khi dựng Dinh Long Hồ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...