Thạc Sĩ Lịch sử – Văn hóa vùng đất Bình Dương từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 7/4/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài :
    Tôi sinh ra và lớn lên ở Bình Dương, một tỉnh có bề dày lịch sử ngang bằng với Sài Gòn,
    Biên Hòa (hơn 300 năm). Bình Dương xưa tuy chỉ là vùng phụ cận của Trấn Biên và Phiên Trấn
    nhưng vị trí địa lý gần nhau cho nên có nhiều nét chung, nhất là đều chịu ảnh hưởng của văn
    hóa Đồng Nai, một nền văn hóa đặc trưng của Đông Nam Bộ.
    Có lẽ do hội đủ những điều kiện trên, tuy Bình Dương xưa không phải là trung tâm kinh
    tế – văn hóa của Nam bộ nhưng lịch sử và văn hóa Bình Dương cũng rất đa dạng, phong phú :
    có những nét chung hòa quyện vào lịch sử – văn hóa phương Nam nhưng cũng có những nét
    riêng rất độc đáo của Bình Dương.
    Lớn lên học cao học ngành lịch sử và qua những năm giảng dạy và nghiên cứu lịch sử, tôi
    càng đam mê khám phá về lịch sử – văn hóa Bình Dương : Bình Dương xưa như thế nào? Bản
    đồ hành chính thay đổi qua các thời kỳ ra sao? Nền văn hóa và tính cách con người Bình Dương
    có gì đặc trưng, có gì độc đáo?
    Tất cả các câu hỏi trên thôi thúc tôi chọn đề tài nghiên cứu : “ Lịch sử – Văn hóa vùng đất Bình Dương từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX”.
    Theo xu hướng ngày nay, việc nghiên cứu lịch sử từng miền, từng địa phương đóng vai trò
    quan trọng, góp phần bổ sung sử liệu cho việc xây dựng lịch sử của cả miền Nam.
    Việc nghiên cứu lịch sử – văn hóa vùng đất Bình Dương xưa còn có ý nghĩa thực tiễn,
    giúp địa phương có chính sách phù hợp, kịp thời bảo tồn văn hóa, hoạch định những giải pháp,
    định hướng phát triển. Từ sự hiểu biết sâu sắc về lịch sử – văn hóa quê hương mình thế hệ trẻ
    sẽ yêu quê hương và có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phương nói riêng cũng như văn
    hóa Nam Bộ và văn hóa chung của đất nước.
    - 2 -
    Một đóng góp khác của luận văn là bổ sung kiến thức lịch sử địa phương giúp tôi giảng
    dạy tốt hơn, góp thêm vài chi tiết vào quyển Địa chí Bình Dương đang được biên soạn.
    2. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu :
    Đối tượng nghiên cứu là lịch sử -văn hóa vùng đất Bình Dương từ đầu thế kỷ XVII đến
    giữa thế kỷ XIX được tiếp cận qua sách, tư liệu thực tế, văn học dân gian Bình Dương, những di
    tích lịch sử – văn hóa .
    Giới hạn của luận văn về không gian là vùng đất hiện nay thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương,
    trọng tâm của luận văn là từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX: quá trình khẩn hoang và
    định cư của con người, lịch sử hình thành tỉnh Bình Dương ngày nay gắn liền với nền văn hóa
    được hình thành từ điều kiện địa lý, lịch sử của vùng đất Bình Dương cho đến thời Nguyễn (khi
    bị cắt cho thực dân Pháp năm 1861). Vì thời gian quá rộng nên xin giới hạn chỉ tìm hiểu hai lĩnh
    vực lịch sử và văn hóa vùng đất Bình Dương từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX.
    3.Lịch sử nghiên cứu vấn đề :
    - Nguồn thư tịch cổ viết về giai đoạn lịch sử này rất phong phú. Đầu tiên quyển Phủ Biên
    tạp lục của Lê Quý Đôn (1726 - 1783). Đây là nguồn thư tịch viết vào thời điểm đang diễn ra
    cuộc khai khẩn, mở rộng vùng đất phía nam nên ta tìm thấy những sử liệu rất quý về cảnh quan,
    môi trường thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ khi chưa khai phá.
    - Tác phẩm Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825) được viết vào
    đầu thế kỷ XIX dưới triều Gia Long (1802 - 1820) ghi chép tỉ mỉ về quá trình khai phá mở mang
    vùng đất cực nam của đất nước.
    - Bộ Đại Nam thực lục biên soạn năm 1821. Bộ sách được viết theo quan điểm chính
    thống của triều Nguyễn theo lối biên niên. Nguồn tư liệu này có thể cung cấp về lịch sử Đồng
    Nai – Gia Định (Bình Dương xưa thuộc hai vùng này).
    - 3 -
    - Địa bạ Gia Định, địa bạ Biên Hòa, địa bạ Nam Kỳ lục tỉnh được xác lập năm 1836 dưới
    triều Minh Mệnh thứ 17. Đây là nguồn tư liệu vô cùng quý báu giúp tôi có thể so sánh, đối
    chiếu những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu như địa danh, ruộng đất .
    - Đại Nam nhất thống chí là bộ sách địa lý – lịch sử được biên soạn vào năm Tự Đức 29
    (1875) hoàn thành năm 1881 : chia ra các mục như ranh giới, hình thể, các huyện phủ, chùa
    miếu, nhân vật lịch sử. Điều khó khăn là về mặt địa lý –hành chính tỉnh Bình Dương xưa không
    phải làtỉnh Bình Dương ngày nay cho nên trong quá trình nghiên cứu phải tìm hiểu rõ những đổi
    thay về địa danh, từ đó xác định địa bàn tỉnh Bình Dương ngày nay.
    Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử – văn hóa Bình Dương thế kỷ XVIIXIX
    được công bố :
    Thủ Dầu Một – Bình Dương đất lành chim đậu của Sở VHTT Bình Dương biên soạn
    1999- NXB Văn Nghệ TP.HCM. Đây là tập tài liệu của nhiều tác giả viết về Bình Dương, tuy
    còn tản mạn nhưng cũng cung cấp khá nhiều tư liệu về nhiều mặt : lịch sử, văn hóa, con người
    Bình Dương và là nguồn tài liệu tôi tham khảo khá nhiều. Một thuận lợi nữa là địa chí tỉnh Bình
    Dương đang được hoàn thành.
    Ngoài ra, Thư viện tỉnh Bình Dương còn tập hợp tất cả các bài viết về Bình Dương đã
    được đăng tải trên các báo. Tài liệu này được đặt tên Bình Dương – đất nước – con người (tập
    1) xuất bản năm 2002, gồm 2 tập, trong đó tập 1 nói về lịch sử – văn hóa – con người Bình
    Dương .
    Những luận văn thạc sĩ nghiên cứu về Bình Dương như : “Tìm hiểu về thủ công m ỹ nghệ
    gốm sứ Bình Dương” của Nguyễn Minh Giao, cũng giúp ích cho tôi một phần nào trong nghiên
    cứu.
    Tuy vậy, luận văn thạc sĩ lịch sử đề tài “Lịch sử - văn hóa vùng đất Bình Dương từ đầu
    thế kỷ XVI I đến giữa thế kỷ XIX ” khác các luận văn trên vì không đi sâu nghiên cứu một lĩnh
    vực mà là một công trình khái quát tổng hợp về lịch sử hình thành và văn hóa vùng đất Bình
    - 4 -
    Dương. Đây là điểm khác biệt của luận văn; đương nhiên là trên cơ sở kế thừa những gì các nhà
    nghiên cứu trước đã tìm hiểu được.
    Lịch sử khẩn hoang miền Nam của nhà văn Sơn Nam xuất bản 1973 tập hợp những bài
    viết về lịch sử của Nam Bộ trong đó có những phần liên quan trực tiếp đến Gia Định – Đồng
    Nai.
    Ngoài ra có thể kể thêm Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII ,XVI I I
    ,XIX của Giáo sư Huỳnh Lứa v.v .
    Trong các tư liệu viết về Bình Dương, chưa có tư liệu nào có tính chất tổng hợp khái quát
    về lịch sử-Văn hóa Bình Dương thời kỳ cổ –trung đại mà chỉ nghiên cứu một lĩnh vực như
    nghành thủ công nghiệp (gốm sứ ), người Hoa ở Bình Dương hay đề tài hiện đại như tình hình
    kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương từ sau khi tách tỉnh vì vậy đề tài : “Lịch sử-Văn hóa vùng đất
    Bình Dương từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX ” lần đầu tiên có tính khái quát, tổng hợp
    về Lịch sử-Văn hóa Bình Dương suốt ba thế kỷ.
    4. Nguồn tư liệu:
    1) Nguồn sử liệu điền dã : điền dã ở các đền thờ , các chùa , nhà thờ họ , các đình làng ,
    nhà xưa ,các di tích lịch sử , các làng nghề truyền thống, tham quan các viện bảo tàng ở Đồng
    Nai và Bình Dương ví dụ như các đình thờ Nễng uHyữu Cảnh, Nguyễn Tri Phương, Văn miếu
    Trấn Biên (Đồng Nai), chùa Hội Khánh, chùa Bà Thiên Hậu ( Bình Dương ) đình Bà Lụa và các
    đình làng khác ở Bình Dương . Tham dự Lễ hội Kỳ Yên, Lễ hội Chùa Bà Rằm tháng giêng.
    Qua nghiên cứu lễ hội ta có thể hiểu biết về Lễ hội dân gian ở Bình Dương, mối giao thoa văn
    hóa của các cộng đồng cư dân Việt – Hoa.
    2) Nguồn sử liệu thành văn :
    Thu thập tư liệu từ các thư viện ở Thành phố Hồ chí Minh, Thư viện tỉnh Bình Dương.Đây
    là nguồn sử liệu từ các thư tịch cổ, các công trình nghiên cứu, các sách chuyên khảo có vai trò
    quan trọng nhất. Những bài viết trong báo và tạp chí chuyên ngành, những báo cáo tham luận
    - 5 -
    trong các cuộc hội thảo khoa học . cũng là nguồn tài liệu mang tính cập nhật cao được sử dụng
    trong luận văn này.
    Một số tư liệu thu thập trong quá trình làm tiểu luận:
    - Lịch sử khai phá Bình Dương qua dân ca & Thơ ca dân gian làng Tương Bình Hiệp.
    - Bàn về vấn đề làng – nước – tộc – họ trong nông thôn Việt Nam thời trung đại.
    - “Làng sơn mài” Tương Bình Hie äp.
    - Đình Tương Bình.
    - Lễ hội của người Hoa ở Bình Dương.
    5/Phương pháp nghiên cứu :
    1) Sử dụng phương pháp nghiên cứu của ngành học là phương pháp lịch sử, phương pháp
    logic để tìm mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, nhằm nêu bật nội dung cốt lõi, bản chất của sự
    vật, sự việc, cố gắng trình bày lịch sử như nó đã từng diễn ra. Với đề tài trên, tác giả phải cố
    gắng tổng hợp, khái quát để nêu được một số nét cơ bản, tổng quát về lịch sử – văn hóa Bình
    Dương suốt gần 3 thế kỷ.
    2) Phương pháp liên ngành : tác giả luận văn kết hợp các loại tài liệu và kế thừa thành
    tựu nghiên cứu của các ngành : lịch sử, địa lý, khảo cổ học, văn học.
    6. Những đóng góp của luận văn :
    (6.1) Khái quát tổng thể các lĩnh vực lịch sử hình thành và văn hóa Bình Dương các thế
    kỷ XVII- TK XIX : nêu công lao khẩn hoang của người Việt, quá trình khai phá và định cư của
    con người trên vùng đất mới, quá trình xác lập và biến đổi thiết chế hành chính qua các thời kỳ
    lịch sử.
    (6.2) Luận văn trình bày về văn hóa Bình Dương từ thế kỷ XVII đến nửa đầu TK XIX. Từ
    đó giúp đọc giả hiểu biết về những đặc điểm chung của văn hóa Đông Nam Bộ (văn hóa Đồng
    - 6 -
    Nai) và những nét đặc trưng của Bình Dương,qua đó hiểu thêm về mối giao lưu văn hóa Việt –
    Hoa.
    (6.3) Trong quá trình giải quyết những vấn đề đặt ra, dựa vào nguồn thư tịch cổ, các tài
    liệu viết về vùng này, một số tư liệu truyền miệng qua điền dã, kết quả nghiên cứu khảo cổ học
    trong những năm gần đây, luận văn đã cập nhật kiến thức về vùng đất Bình Dương ngày nay,
    góp phần làm phong phú nguồn tư liệu về lịch sử và văn hóa thuộc giai đoạn từ thế kỷ XVII đến
    nửa đầu TK XIX (1698 - 1861).
    (6.4) Việc tìm hiểu địa danh, so sánh, đối chiếu địa danh Bình Dương xưa và nay cũng là
    một đóng góp của đề tài.
    (6.5) Luận văn có tính khái quát, nhằm giới thiệu vài nét tổng hợp về lịch sử hình thành
    và văn hóa Bình Dương từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX. Luận văn có thể giúp các giáo
    viên và học sinh tham khảo. Mặt khác, đây cũng là nguồn tài liệu phong phú và đáng tin cậy
    cho Sở VHTT Bình Dương sử dụng trong hoạt động tuyên truyền. Đây còn là nguồn tài liệu đơn
    giản, dễ hiểu, ngắn gọn, tổng quát về lịch sử – văn hóa Bình Dương, có thể hỗ trợ cho ngành du
    lịch của tỉnh nhà.
    Tài liệu còn có thể giúp những ai đến Bình Dương hiểu về Bình Dương hơn, người Bình
    Dương yêu Bình Dương hơn.
    7.Bố cục luận văn:
    CHƯƠNG 1
    KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VÙNG ĐẤT BÌNH DƯƠNG TỪ KHI HÌNH THÀNH ĐẾN ĐẦU THẾ
    KỶ XVII
    CHƯƠNG 2
    LỊCH SỬ -VĂN HÓA VÙNG ĐẤT BÌNH DƯƠNG TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ
    KỶ XIX
    - 7 -
    2.1 Lịch sử vùng đất Bình Dương từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX
    2.2Văn hóa Bình Dương thế kỷ XVII-XIX
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...