Luận Văn Lịch sử văn hóa làng Đồn Điền, xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ thế kỉ XV đến nay

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 1/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Làng Việt (kẻ, thôn, chiềng, chạ .) là một thiết chế xã hội, một đơn vị tổ chức chặt chẽ của nông thôn Việt Nam trên cơ sở địa vực, địa bàn cư trú, là sản phảm tự nhiên phát sinh từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt, trồng trọt là điểm tập hợp cuộc sống cộng đồng tụ quần đa dạng và phong phú của người nông dân, ở đó họ sống và làm việc, quan hệ, vui chơi, thể hiện mối quan hệ ứng xử với thiên nhiên, xã hội và bản thân họ. Làng là một thiết chế xã hội của nông thôn Việt, có cơ cấu tổ chức phong phú nhưng chặt chẽ, có tính cộng đồng và tự trị cao, làng Việt ở mặt trái mang tính chất khép kín. Song nó lại chính là nơi lưu giữ, bảo vệ những thứ văn hóa làng chống lại xâm lăng, đồng hóa của văn hóa ngoại lai. Làng Việt và văn hóa làng Việt đang là vấn đề rất thú vị cho những ai quan tâm, nghiên cứu nó.
    Những thập kỷ gần đây, nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của làng cũng như những nét đặc trưng văn hóa làng là góp phần vào việc nghiên cứu làng xã vốn đang được những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm.
    Thanh Hoá gắn liền với nền văn minh Đông Sơn – nơi đây được xem là một trong những cáh nôi của loài người. Ở đây có nhiều làng cổ, mỗi làng có lịch sử hình thành, phát triển khác nhau và mang nhiều nét điển hình như: làng Kẻ Rỵ, Kẻ Chè, Kẻ Bôn .
    Làng Đồn Điền được thành lập từ thời Lê Thánh Tông, là một trong những làng gắn liền với chính sách khai hoang lập đồn điền như một số làng khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nhưng lại có nhiều nét riêng độc đáo. Hơn nữa, từ trước tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của làng một cách có hệ thống.
    Làng Đồn Điền, xã Quảng Thái , huyện Quảng Xương là một làng đang còn bảo tồn được những giá trị văn hóa lâu đời. Đồn Điền có bề dày văn hóa gần 600 năm. Cộng đồng cư dân Đồn Điền trong qua trình lao động vất vả, đấu tranh lâu dài, khai thác đất đai, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, đã tạo nên những giá trị văn hóa tốt đẹp trong nền văn hóa thống nhất của dân tộc, đó là hệ thống các giá trị văn hóa vật chất và giá trị văn hóa tinh thần của làng.
    Trong lịch sử văn hóa làng Đồn Điền vừa giàu tính dân tộc, vừa thể hiện sắc thái văn hóa riêng của làng. Bởi thế, nghiên cứu lịch sử văn hóa vùng đất này không chỉ cho chúng ta biết thêm những nét khắc họa về làng Việt nói chung, mà còn cho chúng ta cảm nhận được những dấu ấn riêng của một vùng đất có quá trình phát triển lâu đời cùng dân tộc.
    Xuất phát từ những lý do trên, cộng với lòng nhiệt huyết và sự tri ân đối với những con người có công trong việc lập làng, xây dựng và lưu giữ những truyền thông văn hóa tốt đẹp của làng Đồn Điền, đồng thời góp phần xây dựng nền văn hóa dân tộc phong phú đa dạng nhưng vẫn đậm đà bản sắc; chúng tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề “Lịch sử - văn hóa làng Đồn Điền, xã Quảng Thái,huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa (từ thế kỉ XV đến nay)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình.
    2. Lịch sử vấn đề
    Nghiên cứu về văn hóa làng không phải là mảng đề tài mới nhưng cũng không kém phần hấp dẫn, lý thú. Trong thời gian gần đây, với xu thế giữ gìn vag phát huy những gia trị văn hóa của các địa phương nói riêng, của dân tộc nói chung, các công trình nghiên cứu về văn hóa làng và làng văn hóa đã và đang ngày càng tăng về số lượng cũng như chất lượng.
    Đặc biệt trong những năm gần đây có nhiều công trình đã đi sâu nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể của làng, thậm chí từng làng cụ thể. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: công trình “Nông thôn Việt Nam trong lịch sử” (2 tập) (1977,1978), Viện sử học, Nxb KHXH, Hà Nội. Trong đó tổng hợp các bài viết trên cơ sở đánh giá vai trò làng của nông thôn trong lịc sử. Công trình “Tìm hiểu phong tục Việt Nam nếp cũ – lễ - tết – hội hè” (2000), Nxb Thanh Niên, cũng đã đi sâu vào tìm hiểu các tập tục, lễ nghĩa của làng. Ngoài ra còn có các công trình “Làng văn hóa cổ truyền Việt Nam” (2001) của Vũ Ngọc Khánh, Nxb Thanh Niên; công trình “ Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ” ( 1984) Nxb KHXH, Hà Nội
    Các công trình nghiên cứu vào làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, nơi dân cư đông đúc, làng nghề phát triển và có những gia trị văn hóa đặc thù. Các tác giả tập trung làm rõ các vấn đề địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, những nét tiêu biểu của làng Việt nói chung.
    Các luận văn thạc sỹ trường Đại học Vinh về đề tài nghiên cứu lịch sử - văn hóa của các làng Việt cổ trên mảnh đất Thanh – Nghệ - Tĩnh như:
    Đặng Thị Hạnh (2007), Lịch sử - văn hóa làng Phủ Lý ( Kẻ Rỵ), xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ( từ thế kỷ X đến năm 1945).
    Nguyễn Thị Lĩnh (2008), Lịch sử - văn hóa làng Hội Thống, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
    Hoàng Quốc Tuấn (2009), Lịch sử - văn hóa làng Nho Lâm ( Diễn Châu – Nghệ An).
    Bùi Thị Phương (2010), Lịch sử - văn hóa làng Qùy Chữ, xã Hoàng Qùy, huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
    Cũng như các làng trên toàn quốc, làng Đồn Điền đã được giới nghiên cứu địa phương quan tâm. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, làng Đồn Điền vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện trên tất cả lĩnh vực. Vì lẽ đó đề tài “Lịch sử - văn hóa làng Đồn Điền, xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa ( từ thế kỷ XV đến nay) còn là một khoảng trống, bởi chưa có một bài viết, một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào tìm hiểu một cách chi tiết, cụ thể các khía cạnh của văn hóa làng. Có chăng cũng chỉ là những bài viết mang tính chung chung hoặc đề cập đến một khía cạnh nào đó của văn hóa làng Đồn Điền.
    Chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan, Tha phương cầu thực mang tính cộng đồng ở xã Quảng Thái. ( Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục)
    Một số tài liệu mang tính chất địa phương về làng Đồn Điền như: Tư liệu địa chí xã Quảng Thái, Lịch sử Đền Đồn Điền
    Như vậy, việc nghiên cứu lịch sử văn hóa làng Đồn Điền đến nay quả thật rất ít ỏi, chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu một cách chi tiết, có hệ thống. Do vậy chúng ta chưa có cái nhìn toàn diện về làng Đồn Điền. Tuy nhiên những bài viết, những công trình nghiên cứu trên là cơ sở ban đầu để giúp chúng tôi thuận lợi hơn trong quá trình tìm hiểu làng Đồn Điền.
    Thực hiện đề tài này, tác giả hy vọng giới thiệu về một làng quê tiêu biểu, với quá trình hình thành phát triển của làng, đặc biệt là các di tích lịch sử, văn hóa để qua đó nhận diện về một làng quê tiêu biểu tỉnh Thanh – một làng quê có bề dày văn hóa.
    3. Phạm vi nghiên cứu,nhiệm vụ khoa học của đề tài
    3.1 Phạm vi nghiên cứu.
    Giới hạn thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu từ khi làng có tên là làng Đồn Điền ở thế kỷ XV đến 2010.
    Giới hạn không gian: Làng Đồn Điền, xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
    3.2 Nhiệm vụ khoa học của đề tài.
    Từ việc nghiên cứu văn hóa làng Đồn Điền, luận văn nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau:
    Nắm rõ được về mảnh đất và con người làng Đồn Điền từ xư đến nay, khôi phục lại bức tranh toàn cảnh về văn hóa từ xưa đến nay của làng, qua đó rút ra một số nét về văn hóa mang tính đặc trưng của làng quê này.
    Trên cơ sở nắm được lịch sử văn hóa lang để thấy đâu là điểm tiến bộ tích cực để giữ gìn và phát huy, đâu là điểm lỗi thời, lạc hậu cần loại bỏ, khôi phục những giá trị văn hóa tốt đẹp đã bị lu mờ và mai một.
    4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
    4.1 Nguồn tư liệu.
    Với nguồn tư liệu sưu tầm được, xét về nội dung và tính chất của nó chúng tôi chia ra những loại sau:
    Thứ nhất là loại tư liệu nằm ở các cơ quan lưu trữ như: trung tâm lưu trữ Thanh Hóa, thư viện tỉnh Thanh Hóa, thư viện tỉnh Nghệ An, thư viện trường Đại Học Vinh, gia phả các dòng họ ở làng Đồn Điền. Đây là nguồn tư liệu hết sức phong phú, có giá trị lớn, giúp cho chúng tôi có cái nhìn khái quát, dựa vào đó để nghiên cứu, hình thành những luận cứ, luận điểm khoa học của đề tài.
    Thứ hai là nguồn tư liệu ở địa phương mà cụ thể là các công trình biên soạn lịch sử của huyện, xã, làng, cá nhân liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đây là nguồn tư liệu giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn.
    Thứ ba là trong quá trình thực hiện luận văn của mình, chúng tôi đã trực tiếp tiến hành nhiều cuộc điền dã, gặp gỡ trao đổi với các cụ già trong làng. Đây là nguồn tư liệu bổ trợ quan trọng giúp chúng tôi có cái nhìn đầy đủ hơn về “Lịch sử văn hóa làng Đồn Điền, xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ thế kỉ XV đến nay”.
    4.2 Phương pháp nghiên cứu.
    Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp điền dã, phỏng vấn, phương pháp so sánh, tổng hợp, thống kê, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mà đề tài đặt ra.
    5. Đóng góp khoa học và giá trị thực tiễn của luận văn
    Trình bày một cách có hệ thống về lịch sử hình thành và phát triển của làng Đồn Điền từ thế kỷ XV đến nay.
    Hiểu được một cách toàn diện về làng văn hóa Đồn Điền trên lĩnh vực đời sống văn hóa vật chất, đời sống văn hóa tinh thần, chỉ ra những đặc điểm chung và riêng của làng trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần trong suốt gần 6 thế kỉ qua.
    Tập hợp tư liệu để tiếp tục nghiên cứu, đối chiếu.
    Góp phần nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của văn hóa làng đối với sự hình thành và phát triển của văn hóa dân tộc, làm phong phú thêm lịch sử địa phương, cung cấp nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu lịch sử làng cổ xứ Thanh.
    Là tài liệu biên soạn, giảng dạy giáo dục lịch sử địa phương.
    6. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Làng Đồn Điền – quá trình hình thành và phát triển
    Chương 2: Đời sống văn hóa vật chất của làng Đồn Điền
    Chương 3: Đời sống văn hóa tinh thần, tôn giáo tín ngưỡng
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử vấn đề 2
    3. Phạm vi nghiên cứu,nhiệm vụ khoa học của đề tài 4
    4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5
    5. Đóng góp khoa học và giá trị thực tiễn của luận văn 6
    6. Bố cục của luận văn 6
    NỘI DUNG 7
    Chương 1: LÀNG ĐỒN ĐIỀN – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 7
    1.1. Khái quát địa lí tự nhiên 7
    1.1.1 Vị trí địa lí 7
    1.1.2 Địa hình, đất đai 7
    1.1.3 Sông ngòi 8
    1.1.4 Đất đai 9
    1.1.5 Khí hậu 10
    1.2 Sự hình thành và phát triển của làng Đồn Điền 10
    1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của làng Đồn Điền 10
    1.2.2. Đăc điểm cộng đồng cư dân ở Đồn Điền 16
    Tiểu kết chương 1 19
    Chương 2: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA LÀNG ĐỒN ĐIỀN 21
    2.1 Đời sống kinh tế 21
    2.1.1 Nông nghiệp. 21
    2.1.2 Thủ công nghiệp. 24
    2.1.3 Ngư nghiệp 25
    2.1.4 Thương nghiệp 26
    2.2 Các nơi thờ cúng trong làng 29
    2.2.1 Nghè làng 29
    2.2.2 Đình làng 29
    2.2.3 Đền Đồn Điền 29
    2.3 Nhà cửa 31
    2.4 Ẩm thực 32
    2.5 Trang phục, đi lại 34
    Tiểu kết chương 2: 35
    Chương 3: ĐỜI SỐNG TINH THẦN, TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG 36
    3.1 Các hình thức tín ngưỡng 36
    3.1.1 Tục thờ cúng tổ tiên 36
    3.1.2 Tục thờ các anh hùng dân tộc, các vị danh nhân 37
    3.1.3 Tục thờ Mẫu 38
    3.1.4 Tục thờ Nhiên thần 40
    3.1.5 Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng 40
    3.2 Phong tục tập quán 43
    3.2.1 Cưới hỏi 43
    3.2.2 Tang ma 47
    3.2.3 Tục ăn tết lại 50
    3.3 Lễ hội 52
    3.3.1 Lễ cầu nông. 55
    3.3.2 Lễ cầu ngư. 57
    3.4 Văn học dân gian. 60
    3.4.1 Ca dao. 60
    3.4.2 Tục ngữ, phương ngôn, câu đố. 61
    3.4.3 Vè 63
    3.5 Tính cách con người làng Đồn Điền 64
    3.6 Một số truyền thống cơ bản của nhân dân làng Đồn Điền - xã Quảng Thái 67
    3.6.1 Truyền thống cần cù lao động, khắc phục khó khăn. 67
    3.6.2 Truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 67
    3.6.3 Truyền thống uống nước nhớ nguồn. 68
    3.6.4 Truyền thống hiếu học cầu tiến bộ. 69
    3.6.5 Truyền thống yêu nước và cách mạng. 70
    Tiểu kết chương 3 71
    KẾT LUẬN 73
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
    PHỤ LỤC 79
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...