Tài liệu Lịch sử và chiến tranh

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lịch sử và chiến tranh

    Chiến tranh là một trong những sự thực lịch sử thời nào cũng xảy ra, khi loài người bắt đầu văn minh nó đã không bớt, mà khi chế độ dân chủ xuất hiện, nó cũng không giảm. Trong 3421 năm gần đây chỉ có 268 năm là không có chiến tranh. Chúng ta đã chấp nhận rằng chiến tranh là hình thức phát triển nhất của sự ganh đua, sự đào thải tự nhiên trong loài người với nhau. Triết gia Hi Lạp Héraclite (thế kỉ thứ VI trước T.L) đã nói rằng chiến tranh (hoặc sự ganh đua) là mẹ của mọi sự (Polemos pater panton), nguồn gốc của mọi ý tưởng, phát minh, chế độ, cả của các Quốc gia nữa. Hòa bình chỉ là một thế thăng bằng không bền, và chỉ có thể duy trì được khi hai bên lực lượng ngang nhau, hoặc một bên chịu nhận ưu thế của bên kia.

    [​IMG]

    Nguyên nhân của chiến tranh cũng vẫn là những nguyên nhân của sự ganh đua giữa cá nhân, tức bản năng thủ đắc, tính hiếu chiến, tính tự tôn, tự phụ; nói cách khác, là cái lòng ham muốn chiếm thức ăn, đất đai, nguyên liệu, nhiên liệu và lòng ham thống trị. Quốc gia cũng có những bản năng đó như chúng ta, nhưng lại không có những cấm chỉ của chúng ta. Cá nhân chấp nhận những hạn chế do luân lí và luật pháp đặt ra, bắt mọi người phải theo; cá nhân chịu thôi không đánh nhau nữa mà ngồi thảo luận với nhau, sở dĩ vậy chỉ nhờ Quốc gia bảo đảm cho cá nhân được hưởng một sự bảo vệ tối thiểu về sinh mạng, của cải và quyền lợi. Còn Quốc gia thì không chịu chấp nhận một sự hạn chế quan trọng nào cả, hoặc vì nó khá mạnh để bất chấp mọi sự ngăn cản ý muốn của nó, (l) hoặc vì không có một siêu quốc gia nào có thể bảo đảm cho nó một sự bảo vệ tối thiểu, (2) không có một bộ luật nào, một luân lí quốc tế nào có đủ thực lực.

    Ở cá nhân, lòng tự phụ gây ra các cuộc cạnh tranh; còn các dân tộc thì tinh thần quốc gia đưa tới hoặc mưu thuật (ngoại giao) hoặc là chiến tranh. Khi các quốc gia châu Âu đã trút bỏ được sự giám hộ của các Giáo Hoàng (3) thì Quốc gia nào cũng khuyến khích tinh thần quốc gia, để hỗ trợ cho lục quân hoặc hải quân. Khi một nước nào đoán trước sẽ có xung đột với một nước khác thì chính quyền nước đó khêu trong lòng quốc dân ngọn lửa oán ghét nước kia, rồi tìm ra những khẩu hiệu kích thích nỗi oán ghét ấy tới cực độ; đồng thời người ta không ngớt tuyên bố hoài rằng mình chỉ muốn hòa bình.

    [​IMG]

    Sự khiêu động, điều lí tinh thần bài ngoại ấy chỉ xảy ra trong những cuộc xung đột tầm thường nhất; ở châu Âu người ta ít khi dùng tới cách đó từ những chiến tranh tôn giáo ở thế kỉ XVI tới những chiến tranh của cuộc Cách mạng Pháp thế kỉ XVIII. Trong khoảng thời gian đó, dân chúng các nước lâm chiến được tự do tôn trọng nền văn minh của nhau; Pháp đánh nhau với Anh mà người Anh vẫn được đi lại thong thả trên đất Pháp; trong chiến tranh bảy năm [chiến tranh giữa Anh, Phổ và Pháp, Áo, Nga: 1756-63] người Pháp và đại đế Frédérick [vua Phổ, bạn thân của Voltaire] vẫn tiếp tục ngưỡng mộ lẫn nhau. Ở thế kỉ XVIII và XIX, chiến tranh là sự xung đột giữa các quí tộc (tức các vua chúa), chứ không phải là giữa các dân tộc.(4) Tới thế kỉ XX, do sự cải thiện các phương tiện giao thông, chuyên chở, cải thiện khí giới và các cách tuyên truyền nhồi sọ, mà chiến tranh thành sự xung đột giữa các dân tộc, chẳng những chiến sĩ ở mặt trận mà cả thường dân ở hậu tuyến cũng phải liên lụy, và từ đó chiến thắng có nghĩa là tiêu diệt một cách triệt để mọi của cải và sinh mạng. Ngày nay chỉ một chiến tranh thôi cũng đủ phá hủy trọn kết quả của mấy thế kỉ xây dựng: thị trấn, nghệ phẩm và tất cả những ích lợi của văn minh. Để bù lại, và cũng tựa như để được miễn tội, chiến tranh làm cho khoa học và kĩ thuật tiến bộ, và những phát minh sát nhân có thể một ngày kia (5) giúp cho các thực hiện vật chất trong thời bình mau phát triển, miễn là từ nay tới đó, thế giới không bị tàn phá hoàn toàn, nhân loại không trở về tình trạng dã man mà các phát minh đó không bị chôn vùi luôn, không còn ai nhớ nữa.

    Ở thế kỉ nào cũng vậy, các tướng lĩnh và các quốc trưởng trừ vài trường hợp rất hiếm như Acoka và Auguste,(6) đều chế giễu các lời phản kháng rụt rè của các triết gia đối với chiến tranh. Theo thuyết giải thích lịch sử bằng chiến tranh thì chiến tranh là sự điều đình tối hậu;(7) nó được mọi người, trừ bọn hèn nhát ngây thơ, cho là tự nhiên, cần thiết. Charles Martel [Charlemagne] thắng quân Hồi giáo ở Poitiers (732) đã chẳng tránh cho Pháp và Y Pha Nho khỏi bị Hồi hóa đấy ư? Nền văn minh cổ điển của chúng ta nếu không được bảo vệ bằng khí giới, chống với các cuộc xâm lăng Mông Cổ và Hung Nô thì phương Tây chúng ta đã ra sao? Chúng ta mỉa mai các tướng lĩnh chết trên giường bệnh giữa vợ con (mà quên rằng sống, họ có ích cho ta hơn là chết chứ), nhưng chúng ta dựng tượng cho họ khi họ hạ được một Hitler, một Thành Cát Tư Hãn. Bọn tướng lĩnh bảo có biết bao thanh niên chết trên chiến trường, điều đó đáng tiếc thật, nhưng số thanh niên chết vì tai nạn xe hơi còn nhiều hơn, mà nhiều thanh niên vì thiếu kỉ luật mà hay chống đối chính quyền, nổi loạn hoặc sống một đời trụy lạc; tính ham chiến đấu, mạo hiểm, ghê tởm cuộc sống bình thường của họ cần có một lối thoát; mà sớm muộn gì họ cũng sẽ chết thì tại sao lại chẳng để họ say mê chết cho quốc gia trong sự vinh quang rực rỡ? Ngay một triết gia nếu thuộc sử tất cũng phải nhận rằng hòa bình mà kéo dài lâu quá thì tinh thần chiến đấu của một dân tộc có nhiều phần chắc sẽ suy giảm không sao cứu được. Hiện nay luật pháp quốc tế còn thiếu sót quá, ý thức bốn bể một nhà còn ít được phổ biến quá, vậy thì dân tộc nào cũng phải chuẩn bị sẵn sàng để tự bảo vệ bất kì lúc nào; và khi những quyền lợi cốt yếu cho sinh mệnh của mình bị làm nguy thì mình phải có quyền dùng bất kì phương tiện nào thấy nó cần thiết cho sự sống còn của mình. Thập giới [Thượng Đế ban cho Moise] phải làm thinh đi, khi giết người là một vấn đề sinh tử. (8)
    Bọn tướng lĩnh nói tiếp: hiển nhiên là ngày nay Mĩ phải lãnh cái - nhiệm vụ mà Anh đã làm một cách rất hoàn hảo ở thế kỉ XIX: bảo vệ văn minh phương Tây khỏi bị những tai họa từ ngoài vô. Các chính quyền cộng sản nhờ giữ được mức sinh suất cũ (9) và có được những khí giới mới, không giấu giếm gì cả, nói thẳng ngay rằng họ quyết tâm diệt chế độ kinh tế và sự độc lập của các nước không cộng sản. Các quốc gia tân lập vẫn ao ước một cuộc cách mạng kĩ nghệ để giàu mạnh lên, bị mê hoặc và chữa mắt khi thấy Nga áp dụng chính sách kinh tế do Quốc gia chỉ huy mà kĩ nghệ phát triển rất mau; chế độ tư bản phương Tây rốt cuộc có thể là sản xuất được nhiều hơn, nhưng phương pháp của họ có vẻ chậm chạp hơn; những chính quyền mới muốn sử dụng tài nguyên và nhân lực trong nước, dễ bị sự tuyên truyền của cộng sản cám dỗ, hậu quả là cộng sản xâm nhập lần lần rồi phá hoại. Vậy nếu không ngăn chặn lại bước tiến của cộng sản thì Á, Phi và Nam Mĩ sớm muộn gì cũng sẽ đứng vào khối cộng mất, chỉ là một vấn đề thời gian thôi. Trong hoàn cảnh ấy, Úc, Tân Tây Lan, Bắc Mĩ và Tây Âu sẽ bị kẻ thù bao vây mọi phía. Ta thử tưởng tượng tình trạng ấy sẽ ảnh hưởng tới Nhật, Phi Luật Tân và Ấn Độ, hoặc tới đảng cộng sản mạnh mẽ ở ý ra sao; mà một thắng lợi của cộng sản Ý sẽ tác động tới phong trào cộng sản ở Pháp ra sao? Anh, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Hòa Lan, Tây Đức sẽ phải tùy thuộc một lục địa đại đa số theo cộng, cộng bắt sao họ phải chịu vậy Bắc Mĩ hiện nay quyền lực lên tới tột đỉnh, có chịu qui phục, nhận tai họa ấy không, thu hình trong cái vỏ sò, để cho các nước kình địch kia bao vây, chặn đường tiếp tế nguyên liệu, cắt đứt các thị trường và như mọi dân tộc bị bao vây, bắt buộc phải bắt chước kẻ thù, thiết lập chế độ độc tài về mọi khu vực kinh tế mà kinh tế hết được tự do, kích thích nữa, Bắc Mĩ có chịu nhận tình thế ấy không? Các chính quyền Mĩ có nên chỉ quan tâm tới ý kiến của thế hệ hiện nay chỉ ham hưởng lạc, không chịu nhìn thẳng vào vấn đề sinh tử đó; hay là cũng nên nghĩ tới những thế hệ sau này nữa, mà hành động như họ ao ước ông cha họ hành động? Chống cự lại ngay đi có phải là khôn hơn không? Đem ngay chiến tranh vào nội địa của địch đi, chiếm đất tại nước họ, nếu cần thì hi sinh một trăm ngàn sinh mạng Mĩ, và có lẽ một triệu thường dân không chiến đấu nữa, để được trở lại thành một nước Mĩ tự do, sống theo ý mình, trong sự độc lập và an toàn, như vậy có phải là khôn hơn không? Chính sách dài hạn đó chẳng hoàn toàn phù hợp với những bài học của lịch sử đấy ư?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...