Tài liệu Lịch sừ từ khởi thủy đến thế kỷ X

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lịch sừ từ khởi thủy đến thế kỷ X

    1. Di tích về người Việt Nam được phát hiên đầu tiên ở đâu? Vào thời gian nào?

    Trong quá trình tìm kiếm, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy trong các lớp trầm tích màu đỏ ở các hang Thẩm Hai và Thẩm Khuyên (thuộc huyện Bình gia- Lạng Sơn) những chiếc răng có đặc tính vừa của người và vừa của vượn,trong đó, đặc tính người là đặc tính trội. Niên đại của những chiếc răng cách nay khoảng 300,000 năm. Có thể đó chưa phải là những di chỉ có niên đại xưa nhất, nhưng dẫu sao thì cho đến nay mà nói, chúng ta cũng có thể tạm coi đó là niên đại mở đầu của thời kỳ tiền sử ở Việt Nam. Tuy chưa ai tìm thấy công cụ lao động của người vượn Thẩm Hai và Thẩm Khuyên, nhưng chúng ta có thể hoàn toàn tin rằng, họ phải là chủ nhân của nền văn minh sơ kỳ thời đại đồ đá cũ nào đó.

    Khiếm khuyết của Thẩm Hai và Thẩm Khuyên đã được bù đắp một cách trọn vẹn ở di tích Núi Đọ (thuộc xã Thiệu Khánh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa).

    Công cụ bằng đá của người vượn tìm thấy trên đất Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1960, ở Núi Đọ.

    Núi Đọ là một hòn núi thấp, cao 158m, ở bên bờ sông Chu. Đá núi là đá bazan. Người vượn đã đến đây, ghè vỡ đá núi để chế tác công cụ. Hàng ngàn mảnh ghè – mà các nhà khảo cổ học quen gọi là mảnh tước – cho đến nay vẫn còn nằm trên sườn Núi Đọ. Những mảnh tước đó thô,nặng, nói lên kỹ thuật ghè đẽo vụng về, thô sơ. Bấy giờ mảnh tước không phải là thứ bị vứt bỏ mà có thể dùng để cắt hay nạo. Bên cạnh những mảnh tước là những hạch đá – những hòn đá mà từ đó người ta ghè các mảnh tước – không có hình dạng nhất định. Trên Núi Đọ còn có khá nhiều những hòn đá được ghè đẽo qua loa, có một phần lưỡi dầy và uốn sóng, đó là những công cụ chặt thô sơ của người vượn. Hiếm hơn là những chiếc rìu tay có hình dạng có cân xứng hơn, được ghè đẽo nhiều nhát hơn trên cả hai mặt, một đầu gần nhọn, một đầu tròn làm đuốc cầm, lưỡi chạy xung quanh. Rìu tay là loại công cụ được chế tác cẩn thận nhất của người vượn. Nhìn chung, mảnh tước, ngạch đá cũng như công cụ ở núi Đọ biểu hiện một trình độ chế tác đá thấp, ở vào sơ kỳ thời đại đá cũ. Tuy nhiên, người vượn Núi đọ cũng đã đạt được một số tiến bộ trong việc chế tác công cụ. Loại hình công cụ của họ đã bắt đầu ổn định. Đã có một số loại công cụ nhất định. Các loại hình công cụ cũng đã được chế tác theo những tiêu chuẩn và quy cách nào đó mà người vượn cho là thích hợp. Các nhà khảo cổ gọi Núi Đọ là một di chỉ - xưởng, bởi đây là địa điểm chế tác công cụ rất lớn.Qua những công cụ tìm được, ta thấy tư duy sơ khai về sự liên quan giữa cấu tạo và chức năng của công cụ đã bước đầu hình thành.

    Ngoài Thẩm Hai,Thẩm Khuyên và Núi Đọ, các nhà khảo cổ còn phát hiện thêm một số di chỉ cũng thuộc sơ kỳ thời đại đồ đá cũ, như Quan Yên( Thanh Hóa cách Núi Đọ khoảng 3km), Núi Nuông ( Thanh Hóa ), Hàng Gòn (Xuân Lộc, Đồng Nai ). Nghiên cứu các di chỉ thuộc sơ kỳ đồ đá cũ đã được phát hiện, chúng ta có thể tạm nêu lên mấy nhận xét bước đầu như sau:

    - các di chỉ tự cho thấy, cách nay khoảng 30 vạn năm,người vượn đã cư trú rải rác trên lãnh thổ nước ta, từ Bắc vào Nam.

    - Về mặt nhân chủng học,chúng ta có thể suy luận rằng, lúc này, người vượn đã tiến tới giai đoạn đi thẳng.

    - Về mặt xã hội học, kết cấu phổ biến là bầy người. Những bầy người này đã bước đầu bộc lộ sự hình thành những nhóm địa phương. Mỗi bầy người gồm 5 đến 7 gia đình với khoảng từ 20 đến 30 nhân khẩu. Hiện tượng tạp hôn nhìn chung đã chấm dứt và hình thái tiền thị tộc cũng có lẽ đã xuất hiện.

    - Để tồn tại, phương thức kiếm sống chủ yếu của họ là hái lượm và săn bắt.


    2. Hãy kể một vài di vật tìm thấy tại các di chỉ về người tối cổ ở nước ta. Những di vật này chủ yếu làm bằng chất liệu gì ?

    Ngoài những di vật của người tối cổ được tìm thấy trong hai hang động Thẩm Khuyên,Thẩm Hai và Núi Đọ thuộc tỉnh Thanh Hóa, thì tại nhiều địa phương khác trong cả nước, đã tìm thấy nhiều công cụ lao động của người tối cổ. Những công cụ lao động này được làm bằng đá, thuộc thời kỳ đồ đá cũ.

    Khai quật tại các miền đất thuộc các huyện Xuân Lộc, Tân Phú, Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai ) các nhà khảo cổ học cho biết có dấu tích những công cụ đá của người vượn nằm rải rác ở nhiều địa điểm, trên một địa bàn khá rộng, thường được gọi là đá cũ “Xuân Lộc”.

    Tại địa điểm Hàng Gòn 6, cách thị xã Xuân Lộc 7km về hướng Bắc, người ta đã tìm thấy 20 công cụ bằng đá, nằm rải rác trên mặt sườn đồi hoặc nằm trong lòng đất khoảng 40cm, bao gồm các loại rìu tay hình bầu dục ( hoặc hình hạnh nhân ), công cụ hình rìu, công cụ mũi nhọn, công cụ nhiều mặt, ba mặt, nạo, hòn mum và mảnh tước. Kĩ thuật chế tác khá thô sơ, phổ biến là ghè đẽo trực tiếp. Một điểm đáng chú ý, những công cụ hình hạnh nhân,có đặc điểm chung khá giống với sản phẩm cùng loại của nhóm người vượn sinh sống cách ngày nay khoảng 300,000 năm, và thời đại đá cũ sơ kỳ ở Patjitan (indonesia).

    Người ta còn phát hiện thêm mười công cụ bằng đá, nằm trên đồi đất đỏ bazan, cạnh con suối Dầu Dây thuộc huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai. Chúng bao gồm các loại rìu tay hình hạnh nhân,công cụ nạo, công cụ mũi nhọn, được ghè đẽo cẩn thận. Ngoài hai địa điểm nói trên, dấu vết công cụ “đá cũ” còn có mặt trên vài ngọn đồi đất đỏ bazan trên Núi Đất, Phú Quý (Xuân Lộc Đồng Nai), Dốc Mơ (Tân Phú –Đồng Nai ),Quan Yên, Núi Nuông (Thanh Hóa ),Lộc Ninh (Bình Phước ) . Chúng gồm những công ghè hai mặt (biface),công cụ hình rìu (hacheraux), công cụ chặt thô,công cụ dạng mu rùa, mảnh tước hình bán nguyệt đặc biệt, công cụ tại Dốc Mơ, được ghè đẽo trên khắp hai mặt, có hình hạnh nhân khá cân đối,ven rìa được tu chỉnh khá tỉ mỉ,tạo rìa lưỡi thành hình ziczac. Đây là chiếc rìu tay có những nét rất đặc trưng của rìu tay văn hóa A Sơn của người vượn sống vào thời đại đá cũ sơ kỳ, cách nay từ 300,000 -250,000 năm.

    Như vậy, ngay từ buổi đầu sơ khai, trên lãnh thổ Việt Nam, chắc hẳn đã có ba nhóm người vượn sinh sống trên những miền đất khác cách xa nhau. Người vượn Lạng Sơn hoạt động trên vùng cao phía Bắc, cư ngụ trong các hang động đá vôi, có thể chất khá phát triển. Người vượn Núi Đọ, sống tập trung trên hệ bazan cao thoáng. Họ biết ghè đẽo đá bằng kỹ thuật ghè trực tiếp, tạo nên những công cụ thô sơ,chưa thật sự định hình.còn nhóm người vượn Xuân Lộc,cư ngụ trên vùng đất bán bình nguyên, công cụ lao động bằng đá của nhóm người này khá ổn định, kỹ thuật ghè, đẽo có tiến bộ hơn, biểu hiện rõ nét trên những chiếc rìu tay hình hạnh nhân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...