Tài liệu Lịch sử tôn giáo Nhật Bản

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lịch sử tôn giáo Nhật Bản



    Lời giới thiệu


    Việt Nam và Nhật Bản được coi là hai nước cùng thuộc
    vùng Đông Bắc Á (hay còn gọi là Đông Á), cùng nằm
    trong Vùng văn hóa Hán, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ
    Trung Hoa. Về tôn giáo, cả Việt Nam và Nhật Bản đều
    tiếp thu Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo . chủ yếu từ cái
    nôi là văn minh Trung Hoa. Vì vậy, người ta thường dễ
    dãi cho rằng, giữa hai nền văn hóa này có nhiều nét
    tương đồng và có thể lấy văn hóa của nước mình để làm
    quy chuẩn khi nhìn nhận văn hóa nước kia. Điều này xảy
    ra cảở Việt Nam và Nhật Bản, khi mà sự giao lưu văn hóa
    đa phần mới diễn ra ở bề nổi và vẫn còn ít những công
    trình nghiên cứu thực sự về xã hội, lịch sử, văn hóa được
    giới thiệu.


    Cuốn sách mà quý vịđộc giảđang cầm trên tay được
    dịch từ trước tác của nhà nghiên cứu Sueki Fumihiko,
    một người có thể nói là chuyên gia hàng đầu của Nhật
    Bản trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử tư tưởng, đặc biệt
    là tư tưởng tôn giáo hiện nay. Ông đã có một thời gian dài
    giảng dạy tại Đại học Tōkyō, sau đó chuyển sang công tác
    tại Trung tâm nghiên cứu văn hóa Nhật Bản Quốc tế (Nichibunken), nơi tập trung nhiều chuyên gia hàng đầu
    của Nhật Bản về các lĩnh vực trong ngành khoa học xã
    hội nhân văn. Ở Nhật Bản, một điều thường thấy là mỗi
    chuyên gia chỉ chuyên sâu về một mảng hẹp nào đó.
    Chẳng hạn, trong Lịch sử Phật giáo Nhật Bản người ta có
    chia thành Lịch sử Phật giáo Cổđại, Trung thế, Cận thế .
    nhưng trong đó lại phân nhỏ thành các mảng như cơ sở
    kinh tế tự viện, cơ cấu tổ chức giáo đoàn, tư tưởng của
    một tông phái, học phái của ngôi chùa hay thậm chí là tư
    tưởng của một nhà sư chưa được ai biết đến . Mỗi
    chuyên gia đều đào sâu trong mảng nghiên cứu của mình
    mà không lấn sang địa hạt của chuyên gia khác. Điều này
    sở dĩ có thể thực hiện được bởi tỉ mỉ vốn là tính cách của
    phần đông người Nhật và hơn nữa, điều kiện nghiên cứu,
    tức nguồn tài liệu thư tịch cổ với số lượng lớn được bảo
    tồn ở tình trạng khá tốt. Tuy nhiên, đây vừa là điểm
    mạnh lại vừa là điểm yếu của giới nghiên cứu Nhật Bản,
    đặc biệt là trong ngành khoa học xã hội nhân văn. Vì quá
    chuyên sâu nên ngoài chuyên gia đó chỉ có một hoặc một
    vài chuyên gia khác hiểu được, nghĩa là dẫn đến những
    nghiên cứu quá thiếu tính xã hội, tính thực tiễn và không
    thểđưa ra được cái nhìn toàn cục để giải quyết những
    vấn đề nan giải của xã hội Nhật Bản hiện nay. Và cuốn
    Lịch sử tôn giáo Nhật Bản này của Giáo sư Sueki đã khắc
    phục được nhược điểm đó của giới nghiên cứu Nhật Bản.
    Ông không chỉ uyên thâm về tư tưởng của giới Phật giáo
    Nhật Bản suốt từ thời cổđại đến hiện đại mà còn nghiên
    cứu sâu sắc cả về các nhà tư tưởng Thần đạo, Đạo giáo,
    Nho giáo, Quốc học, Cổ học . Hơn nữa, ông còn thường xuyên trao đổi học thuật với các chuyên gia quốc tế, nên
    đã có được cách nhìn tổng thể, khách quan, vượt lên trên
    tư duy đặc hữu thường thấy của các nhà nghiên cứu ở
    một đảo quốc ưa hướng nội. Điều này đã được thể hiện
    trong những đánh giá táo bạo của ông về vai trò của từng
    tôn giáo ứng với từng thời kỳ. Những đánh giá này đã
    vượt qua những “kiến giải khoa học quyền uy” vốn có,
    đưa ra những cách nhìn nhận mới trên cơ sở lập luận
    chặt chẽ và tạo cảm hứng cho nhiều nhà nghiên cứu trẻ.


    Khác với Maruyama Masao, một cây đại thụ trong
    nghiên cứu tư tưởng Nhật Bản, ởđây Sueki Fumihiko đã
    tái cấu trúc khái niệm cổ tầng và thiết định đây là thứ
    được hình thành và bồi tụ trong suốt quá trình lịch sử,
    chứ không phải là yếu tố bản sắc bất biến. Với những
    kiến thức uyên thâm và lập luận chặt chẽ, ông đã như
    một ảo thuật gia sử dụng khái niệm này để bóc tách các
    tầng văn hóa được bồi đắp bởi các tôn giáo nhằm tìm ra
    cổ tầng, yếu tố chi phối toàn bộ tư duy, tư tưởng tôn giáo
    của Nhật Bản. Một điều thú vị là ông đã khám phá ra hai
    thứcổ tầng để từđó lý giải những vấn đề về tư tưởng, tôn
    giáo Nhật Bản trong xã hội hiện đại. Một là cổ tầng thực
    sựẩn giấu dưới mạch ngầm văn hóa và một là cổ tầng
    được “phát hiện” ra bởi Motoori Norinaga (1730-1801),
    tức thứcổ tầng hư cấu. Từ trước đến nay đã có rất nhiều
    công trình nghiên cứu từ những khía cạnh khác nhau mổ
    xẻ về nguyên nhân đưa nước Nhật đến Chiến tranh thế
    giới II, cuộc chiến đã kết thúc bằng thất bại thảm hại còn
    để lại di chứng nặng nề trong tinh thần của người Nhật
    hiện đại. Nhưng phải đợi đến trước tác này của Sueki
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...