Tài liệu Lịch sử tỉnh Quảng Trị - Quê hương, xứ sở của tôi

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lịch sử tỉnh Quảng Trị - Quê hương, xứ sở của tôi

    Giới thiệu lịch sử tỉnh Quảng Trị
    Ở vị trí bản lề của đất nước, lưng tựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt hướng ra biển Đông bao la, với diện tích 4.795km2, với dân số 608.950 người và với 7 huyện, 2 thị xã, 136 xã phường - Quảng Trị là một tỉnh đất không rộng, người không đông nhưng là địa bàn có ý nghĩa chiến lược và đã từng có một lịch sử rất đặc thù.




    Phải đến năm Minh Mạng thứ 13 (năm 1832) thì Quảng Trị với tư cách là một đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chính thức hình thành nhưng lịch sử của vùng đất đã có từ xa xưa. Những bằng chứng xác thực về khảo cổ học cho thấy hàng vạn năm trước những tộc người thuộc ngữ hệ Môn - Khơ me sống trên triền đông - tây Trường Sơn và những tộc người thuộc ngữ hệ Mã Lai - Đa đảo sống ở các vùng đồng bằng ven biển là những chủ nhân đầu tiên đã sớm cùng cộng cư ở đây. Chính họ là những người đi tiên phong trong công cuộc khai sơn phá thạch xây dựng vùng đất này.

    Trong lịch sử, Quảng Trị đã từng chịu nhiều biến động, xáo trộn và cắt chia. Nguyên là một phần trong bộ Việt Thường của nước Văn Lang - Âu Lạc đến thời kỳ Hán thuộc là một phần của quận Nhật Nam (từ năm 179 trước Công nguyên). Tiếp đó là một phần của Vương quốc Chămpa (gồm châu Ô và một phần châu Ma Linh). Đến 1069 với võ công của nhà Lý, từ Bắc cầu Đông Hà được trả về Đại Việt nhưng phải đến tháng 6/1306, sau cuộc tình nhuốm màu sắc chính trị của Huyền Trân công chúa với vua Chăm là Chế Mân thì cả tỉnh Quảng Trị mới hoàn tất việc trở về đất mẹ Việt Nam. Nhưng thế kỷ XV, Quảng Trị trở thành chiến trường ác liệt với quân xâm lược nhà Minh. Rồi các thế kỷ tiếp nối lại là vùng tranh chấp ác liệt giữa các tập đoàn thống trị: Lê-Mạc, Trịnh-Mạc, Nguyễn-Mạc và Trịnh-Nguyễn. Trong thời kỳ hiện đại, khi dân tộc ta tiến hành hai cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại chống xâm lược, đất Quảng Trị sau nhiều năm khói lửa chống Pháp lại được lịch sử chọn làm nơi đối đầu khốc liệt nhất về chính trị, nơi tập trung binh lực hùng mạnh nhất của cả hai bên và cũng là nơi diễn ra các chiến dịch có tính chiến lược trong cuộc quyết chiến với tên sen đầm quốc tế hùng mạnh - đế quốc Mỹ. Suốt cả một quá trình lịch sử lâu dài cũng là quá trình nhân dân Quảng Trị cầm súng, cầm gươm chống giặc ngoại xâm và cũng là quá trình gồng mình lên chống đỡ thiên tai dồn dập. Khói lửa chiến tranh, bão tố, lũ lụt cùng những xáo trộn, chia cắt . là một thực tế nghiệt ngã, tàn phá nặng nề vùng đất này và đã làm cho con người phải chịu biết bao gian khổ, mất mát, đau thương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...