Tài liệu Lịch sử thư viện việt nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỊCH SỬ THƯ VIỆN VIỆT NAM

    Tìm hiểu lịch sử thư viện Việt Nam? (Bối cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - Văn hóa và các mốc thời gian chính?)

    Từ ngàn xưa cho đến nay, thư viện vẫn luôn luôn được coi là Tòa lâu đài trí tuệ của nhân loại, nơi lưu trữ và bảo tồn những giá trị văn hóa của loài người, là một bộ phận của nền văn hóa và mang thêm sắc thái mới - là trung tâm thông tin, là bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống thông tin - tư liệu của các nước, là nơi thu thập và thảo mãn nhu cầu thông tin cho quảng đại quần chúng.
    Đất nước ta trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, chịu ách đô hộ của hai nền văn hóa chính là văn hóa phương Bắc và văn hóa phương Tây, tuy nhiên dân tộc ta vẫn tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của dân tộc khác. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến lịch sử thư tịch Việt Nam.
    Lịch sử phát triển thư viện Việt Nam có 3 giai đoạn lớn là:
    - Thời kỳ phong kiến, thời kỳ thuộc Pháp; thời kỳ độc lập (1945 đến này). Tiến trình phát triển cụ thể của lịch sử thư tịch Việt Nam như sau:
    1. Thời kỳ Bắc thuộc
    - Trước thời kì này, dưới thời kì các Vua Hùng dựng nước, văn hóa cõi Lĩnh Nam phát triển khá cao, nhưng chưa có nền văn hóa thành văn, chưa có thư viện hiểu theo nghĩa truyền thống. Nhưng vẫn tồn tại dạng thư viện ảo là các già làng, các bộ sử thi.
    * Bối cảnh lịch sử: Trải qua hơn 10 thế kỷ sống dưới sự thống trị của phong kiến phương Bắc. Trong thời kì đô hộ các đời vủa từ Hán đến Đường đã thi hành chính sách cai trị tàn bạo, bóc lột người dân với các thủ đoạn nạp cống, để vơ vét tài nguyên vắt kiệt sức dân, thực hiện chính sách đồng hóa - Hán hóa, nhằm thôn tính nước ta, coi nước ta như một châu, một quận của Trung Quốc. Thời kì này ở Việt Nam chưa có thư viện.
    2. Thời kỳ phong kiến.
    * Mốc thời gian: từ thế kỷ 10à TK19, sau khi nước ta dành độc lập, chế độ phong kiến tập quyền dần ổn định bắt đầu phát triển kinh tế - văn hóa - giáo dục.
    * Điều kiện kinh tế - văn hóa .
    Dưới xã hội phong kiến, nước ta phát triển nền kinh tế nông nghiệp, năng suất lao động thấp. Liên tục phải chống giặc ngoại xâm. Tuy nhiên nền văn hóa vẫn được bảo tồn và phát triển.
    * Đặc điểm phát triển thư viện:
    - Cố nhiên loại hình thư viện: Nhà nước, chùa chiền, tư nhân.
    - Số lượng VTL chưa nhiều do kĩ thuật in ân còn thô sơ, lại bị hư hao, phát tán nhiều do chiến tranh bảo vệ quốc gia các thời đại. VTL chủ yếu về văn học. Thư viện về khoa học ít, chỉ một ít về khoa học tự nhiên .
    - Người sử dụng hạn chế (tầng lớp trí thức và quan lại phong kiến). Một mặt dó chữ Hán khó viết, khó đọc, không phải ai cũng có khả năng.
    - Thư viện không ổn định, tán lại tụ, tụ lại tán do liên tiếp chống xâm lăng.
    3. Thời kỳ Pháp thuộc
    * Mốc thời gian: năm 1983 đến tháng 8 năm 1945.
    * Bối cảnh lịch sử:
    - Thực dân Pháp biến nước ta thành thuộc địa dưới mác là “bảo hộ”. Các cuộc đấu tranh của nhân dân và sĩ phu yêu nước vào cuối thế kỉ XIX cũng đều thất bại.
    Các sĩ phu tiếp thu kinh nghiệm của các nước phương Tây.
    Trong giai đoạn này dân tộc ta chịu ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu.
    * Điều kiện kinh tế - văn hóa:
    - Xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là thuộc địa nửa phong kiến. Nền kinh tế què quặt. Xã hội phân hóa sâu sắc: Thực dân Pháp và dân bản xứ, địa chủ phong kiến và nông dân. Nền văn hóa nô dịch.
    * Đặc điểm phát triển thư viện.
    - Thư viện kém phát triển , số lượng ít ỏi.
    - Thành phần và nội dung vốn tư liệu nghèo nàn, phiến diện.
    - Người đọc hạn chế.
    Chỉ có 4 thư viện lớn:
    - Thư viện Trung ương Đông Dương thành lập theo Nghị định 26.12.1918.
    - Thư viện Trường viên Đông Bắc cổ
    - Thư viện Bảo Đại Huế.
    - Thư viện Sài gòn.
    Trong các thư viện đó, 90% sách Pháp, chủ yếu là sách khai khoáng, cây công nghiệp, phục vụ cho thực dân Pháp.
    Ngoài rà còn có một số thư viện tư nhân
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...