Tài liệu Lịch sử Sài Gòn thế kỉ 18

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lịch sử Sài Gòn thế kỉ 18

    Năm 1705, vua Chân Lạp Nặc Ông Thâm liên minh với quân Xiêm để triệt hạ thế lực tranh chấp Nặc Ông Yêm. Nặc Ông Yêm phải chạy qua Gia Định cầu viện. Chúa Nguyễn cử Nguyễn Cửu Vân đem quân đánh tan quân Xiêm, đưa Nặc Ông Yêm về thành La Bích rồi rút quân về.
    Năm 1714, Nặc Ông Thâm đem quân từ Xiêm về đánh lấy thành La Bích. Nặc Ông Yêm lại cho người sang Gia Định cầu viện. Đô đốc Phiên Trấn (Gia Định) Trần Thượng Xuyên phát quân sang đánh, Nặc Ông Thâm bỏ thành chạy sang Xiêm.
    Năm 1729 đất Gia Định bị đe dọa trước sự động binh của Chân Lạp, chúa Nguyễn cho đặt sở Điều khiển để lo việc quân sự trong vùng.
    Năm 1743 xảy ra cuộc tranh chấp ở triều đình Chân Lạp, giữa Nặc Nộn, Nặc Hiên và Nặc Nguyên. Nguyễn Hữu Doãn được cử đem quân từ Gia Định (thuộc sở Điều khiển) lập lại trật tự trong vùng.
    Nhân việc Nặc Nguyên khi làm vua Chân Lạp đã áp dụng chính sách đàn áp nhóm người thiểu số Chiêm Thành (Côn Man) sinh sống trong vùng và có ý định liên minh với chúa Trịnh ở phía Bắc để chống lại chúa Nguyễn. Năm 1753, Nguyễn Cư Trinh được cử làm Kinh lược sứ Chân Lạp, đem quân từ 5 dinh (Bình Khang, Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ) về đồn trú ở Bến Nghé; lập doanh trại gọi là Đồn Dinh, huấn luyện quân ngũ, trù tính lương thực và kế hoạch điều binh. Cuộc hành quân kéo dài đến 1755, giải phóng được nhóm Chiêm Thành thiểu số, lập lại an ninh ở toàn vùng Gia Định.
    Năm 1772, nhân việc Trịnh Quốc Anh, một người Hoa cơ hội chủ nghĩa xưng vương ở Xiêm La đem quân đánh vào Hà Tiên, Rạch Giá (1771), Nguyễn Cửu Đàm được cử đem quân đi đánh dẹp. Lực lượng chúa Nguyễn vào thời kỳ này đã chiếm được ưu thế chính trị và quân sự trên toàn vùng Nam Bộ. Phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ năm 1771 đã nhanh chóng chiếm được thế chủ động ở Đàng Trong.
    Năm 1775, dưới áp lực của quân chúa Trịnh, chúa Nguyễn Phúc Thuần (1767-1777) phải rời Phú Xuân trốn vào Gia Định.
    Sau khi điều đình với quân Trịnh để tạm yên mặt Bắc, quân Tây Sơn bắt đầu mở những cuộc tấn công đánh vào lực lượng của chúa Nguyễn ở phía Nam.
    Từ năm 1776 đến 1783, quân Tây Sơn năm lần tiến vào Gia Định. Cả 5 lần, quân Nguyễn đều bị đánh bật ra khỏi đất liền. Số quân sống sót phải trốn tránh trên các hải đảo.
    Năm 1776, Nguyễn Lữ đánh cửa Lạp (Soài Rạp) rồi cho thuyền vào cửa Cần Giờ tấn công lấy được ba dinh: Phiên Trấn (đất Sài Gòn - Bến Nghé), Trấn Biên và Long Hồ rồi rút quân về.
    Năm 1777, Nguyễn Huệ đánh chiếm Gia Định, bắt được cả hai chúa Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương đem xử tử tại chùa Kim Chương (góc Nguyễn Trãi và Cống Quỳnh ngày nay) vào tháng Chín và tháng Mười năm ấy.
    Năm 1778, Nguyễn Ánh cho đắp lũy đất từ bờ sông Sài Gòn đến kinh Tàu Hủ ngày nay, các vàm rạch lớn nhỏ đều cắm chông, nọc, các đường thủy, bộ đều bị phong tỏa. Trịnh Hoài Đức mô tả cảnh sống của nhân dân Gia Định vào thời kỳ này như sau: Từ lúc câu binh vào tháng 10 năm trước, đến tháng 6 năm này (1778) đường thủy lục bị trở ngại, đồ thực dụng trong dân gian đều kiệt ráo, không tiếp tế nhau được. Trong chợ chỉ bán mắm ếch (hay mắm nhái), bánh đậu bà tương dùng lá dâu, lá khế làm trà uống, rễ cây bồ quỳ, cây trà la
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...