Tài liệu Lịch sử ra đời tiền giấy

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lịch sử ra đời tiền giấy

    Tiền giấy thực sự ra đời ở Trung Quốc, thời Bắc Tống. Tuy nhiên, những hình thức sơ khai của nó, đã có từ thời cổ đại ở nhiều nơi trên thế giới.

    Các hình thức sơ khai

    Mesopotamia cổ đại người ta đã sử dụng draft (một loại giấy tờ bảo đảm cho thóclúa dự trữ trong kho) trong thanh toán như tiền. Ở Hy Lạp, đơn vị tiền giấy cổ xưa được sử dụng là drachma (xuất phát từ drama = 1kg thóc). Ở Nhật Bản thời phong kiến cổ, đồng tiền giấy lấy cơ sở là lúa gạo của 1 năm bằng 1 koku. Và Ai Cập cũng đã sử dụng tiền giấy vào thế kỷ 1 trước công nguyên.

    Còn tiền giấy Trung Quốc được sử dụng từ thế kỷ VII dưới triều đạinhà Đường. Khi ấy hệ thống tiền tệ chính của Trung Quốc vẫn là tiền xu tròn lỗ vuông và tiền vàng, bạc. Xuất phát từ hoạt động của các hiệu cầm đồ,kim hoàn nhận giữ tiền hộ khác hàng, người ta nghĩ ra cách thanh toán bằng những tờ giấy chứng nhận gửi tiền để dễ vận chuyển và an toàn trong sử dụng. Tiền ngày ấy được gọi là “phi tệ” vì nó nhẹ. Đến thế kỷ X, tiền giấy Trung Quốc đã được sử dụng rất rộng rãi trên địa bàn rộng lớn và đã có một hệ thống thanh toán ngân hàng khá hoàn chỉnh.

    Tiền giấy chính thức ở Trung Quốc

    Ở Trung Quốc vua Đường Cao Tông (650–683) phát hành tiền giấy lần đầu tiên, được công nhận là tiền tệ trong thế kỷ thứ 10. Vào khoảng năm 1300 tiền giấy cũng được ban hành ở Nhật Bản, Ba Tư và Ấn Độ.

    Năm 1023, triều đình Bắc Tống đã chiếm lấy quyền phát hành tiền giấy, lập Giao Tử Vụ tại Ích Châu, đến năm1024 phát hành “Quan Giao Tử” từ 1 đến 10 quan. Năm 1033 Giao Tử cải lại làm hai loại: 5 quan và 10 quan. Năm 1068, Giao Tử lại cải thành hai loại: 1 quan và 500 đồng. Rồi ngày càng phát triển rộng ra. Năm 1069, lập Giao Tử vụ tại Lộ Châu, phát hành Giao Tử tại lộ Hà Đông. Năm 1071, phát hành Giao tử tại Thiểm Tây. Rồi Giao tử cải thành “Tiền dẫn”, thành “Hội tử”, thành “Giao sao” .

    Khi ấy người châu Âu hầu như không biết gì về Trung Quốc. Một sự kiện rất nổi tiếng và được coi là đem lại những hiểu biết đầu tiên của châu Âu về Trung Quốc là cuộc phiêu lưu của một người Italia tên là Marco Polođến Trung Quốc vào thế kỷ XIII. Cuộc phiêu lưu này được chính Marco Polo kể lại bằng một cuốn hồi ký làm xôn xao dư luận châu Âu thời đó vì vô vàn những điều mới lạ. Trong đó, ông có trình bày về cách sản xuất và lưu hành tiền giấy. Khi đó, tiền giấy là một điều hoàn toàn mới lạ ở châu Âu, nhiều người tỏ ra không tin và nghi ngờ giá trị của một loại tiền được làm bằng giấy.

    Tuy nhiên tiền giấy này thực chất mới chỉ là các “ngân phiếu”, nó không thay thế hoàn toàn cho tiền kim loạitrong đời sống thường nhật. Nó cũng chỉ lưu hành trong một tầng lớp thương nhân và quý tộc giàu có bởi mệnh giá của nó rất lớn. Để trở thành một đồng tiền hoàn chỉnh như ngày nay thì còn có một khoảng cách rất dài. Tiếc rằng tiền giấy Trung Quốc đã không có nhiều cơ hội tiếp tục phát triển do những hạn chế về chính trị. Năm 1455, triều đại nhà Minh đã ban hành nhiều biện pháp hạn chế tiền giấy đồng thời đóng cửa nhiều trung tâm tài chính lúc đó. Từ đó tiền giấy Trung Quốc hầu như không được nhắc đến nữa.

    Tiền giấy thời nhà Hồ Việt Nam

    Thời nhà Hồ ở Việt Nam đã ban hành tiền giấy năm 1396. Đó là một thời điểm rất sớm so với lịch sử tiền giấy nhưng chính sách ban hành tiền giấy đó không hề được đánh giá là tiến bộ.
    Sử cũ chỉ chép lại rằng: “mùa hạ, tháng 4 năm Bính Tý, niên hiệu Quang Thái năm thứ 9 (1396) (khi đó Hồ Quý Ly chưa cướp ngôi nhà Trần) bắt đầu phát hành tiền giấy “Thông bảo hội sao”. In xong, hạ lệnh cho người đem tiền đến đổi, cứ 1 quan tiền đồng đổi lấy tiền giấy 1 quan 2 tiền. Thể thức tiền giấy: Giấy 10 đồng vẽ rong; 30 đồng vẽ sóng; 1 tiền vẽ mây; 2 tiền vẽ rùa; 3 tiền vẽ lân; 5 tiền vẽ phượng; 1 quan vẽ rồng. Ai làm giả phải tội chết, tịch thu điền sản vào nhà nước. Cấm hẳn tiền đồng không được chứa và tiêu riêng; đều thu lại chứa tại Ngao Trì, chứa tại kinh thành và ở trị sở các xứ. Ai phạm thì cũng phải tội như trên”.[1]
    Như vậy là đồng tiền giấy này đã được đưa vào trong lưu thông một cách triệt để. Nó khác hẳn tiền giấy của Trung Quốc, chỉ lưu thông rất hạn chế. Không hiểu khi đó Hồ Quý Ly lấy ý tưởng độc đáo này ở đâu vì trước đó không có tiền lệ lịch sử ở đâu làm điều tương tự. Chỉ biết rằng chính sách này của Hồ Quý Ly là nhằm mục đích thu thập kim loại làm vũ khí cho chiến tranh. Cách phát hành tiền là đổi hoàn toàn tiền cũ lấy tiền mới, nên về lí thuyết nó không ảnh hưởng gì tới giá trị đồng tiền mà thậm chí đó là một tư tưởng tiến bộ giúp tiết kiệm kim loại và sử dụng tiền thuận tiện hơn. Tuy nhiên, cũng chỉ bằng lý luận cũng đã thấy ngay sự không hợp lý của chính sách này, đó là sự vi phạm quy luật phù hợp giữa hình thức và nội dung. Sự ra đời của tiền giấy đâu có dễ dàng, đâu phải cứ ban hành một điều luật bắt buộc mà được. Sự ra đời tiền giấy phải có những tiền đề kinh tế của nó, phải trải qua những giai đoạn thai nghén trung gian để có được lòng tin của dân chúng, có cơ chế điều hành của hệ thống tài chính - ngân hàng. Và vì vậy, thực tế chính sách tiền giấy của Hồ Quý Ly đã hoàn toàn thất bại.

    Lịch sử đã ghi nhận: vừa mới ban hành tiền giấy, nhà nước đã ban hành một chính sách độc đoán hơn cả tính chất độc đoán sẵn có của tiền giấy: Cấm hẳn tiêu tiền kim loại. Thực tế, đến năm 1403 tức sau bảy năm ban hành, tiền giấy vẫn không được ưa dùng, và do nhà nước cấm tiền đồng, nhân dân buộc phải trao đổi theo hình thức hàng đổi hàng. Nhà nước đã phải định giá tiền giấy cho trao đổi, lập điều luật định tội không tiêu tiền giấy.

    Nhà nước ngoài việc dùng pháp luật cưỡng bức còn đưa ra nhiều biện pháp khác cố làm cho đồng tiền đó được lưu hành rộng rãi trong nhân dân. Năm 1401, Hồ Hán Thương đặt kho Thường bình, phát tiền giấy cho các lộ, theo thời giá đong thóc chứa vào kho ấy. Năm 1402, định lại các thuế về tô ruộng, theo đó: Triều đình trước mỗi mẫu thu 3 thăng thóc nay thu 5 thăng nhưng nộp bằng tiền giấy thì được giảm đi. Thuế đinh cũng tương tự, thu bằng thóc thì thu nặng hơn trước nhưng thu bằng tiền giấy thì lại giảm đi. Bằng những biện pháp cưỡng bức kết hợp với khuyến khích như vậy mà tiền giấy vẫn không được lưu thông dù rất ít.
    Bình luận về tiền giấy “Thông bảo hội sao”, người xưa đã viết: Tiền giấy chẳng qua chỉ là một mảnh giấy vuông, phí tổn chỉ đáng năm, ba tiền mà đem đổi lấy vật đáng giá năm, sáu trăm đồng của người ta, cố nhiên không phải là cái đạo đúng mức. Vả lại, người có tiền giấy cất giữ cũng dễ rách nát, mà kẻ làm giả mạo sinh ra vô cùng, thật không phải là cách bình ổn vật giá mà lưu thông của cải của dân vậy. Quý Ly không xem kỹ đến cái gốc lợi hại, chỉ ham chuộng hư danh sáng chế, để cho tiền của, hàng hoá thường vẫn lưu thông tự nhiên ứ đọng, khiến dân nghe thấy đã sợ, thêm mối xôn xao, thế có phải là chế độ bình trị đâu.

    Việc ban hành tiền giấy của nhà Hồ xem như thất bại. Cùng với sự sụp đổ của nhà Hồ, tiền giấy cũng chấm dứt lưu hành. Năm 1429, ngay năm thứ hai sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ đã cho đúc tiền kim loại trở lại, nhân dân lại quay trở lại dùng tiền này.

    Tiền giấy “Thông bảo hội sao” nhà Hồ ban hành như một bông hoa trái mùa nên nhanh chóng lụi tàn. Tuy nhiênchính sách tiền tệ của nhà Hồ là một bài học lịch sử đắt giá của đất nước [cần dẫn nguồn]. Nhất là những chính sách ban hành đồng tiền mới ngày nay có nhiều điều phải học hỏi không thừa.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...