Chuyên Đề lịch sử ra đời thuyết Valence Bond

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Lời mở đầu
    Trong suốt 1 quá trình dài trong lịch sử của hóa học kể từ sau khi bảng tuần hoàn định luật Mendeleev xuất hiện, chưa có 1 thuyết nào được công bố phác thảo về sự tương tác giữa các nguyên tử, phân tử, mô hình chung về cấu trúc, quỹ đạo của nguyên tử; các tính chất của các “liên kết”- mối tương tác cơ bản khiển cho 2 hay nhiều nguyên tử gắn chặt nhau nhưng có thể linh hoạt quay chứ không cố định? Thuyết của Lewis về quy tắc bát tử không mang tính tổng quát do chỉ suy luận từ các nguyên tố chu kì 1,2 . Nhưng rồi sự phát triển của vật lý: thuyết cơ học lượng tử, đã giúp cho các nhà hóa học phát triển 1 thuyết : Thuyết VB (Valence Bond) hay thuyết Liên kết hóa trị do Linus Pauling phát biểu. Thuyết VB này đã mở ra 1 chương quan trọng, mô hình hóa các mối tương tác của nguyên tử, quỹ đạo nguyên tử, các tính chất của liên kết . mà sau này vẫn có giá trị cho công tác lý thuyết mô hình của nguyên tử, dù vẫn có 1 số tính hạn chế nhất định, khi đó thuyết MO (molecule orbital) đã giải quyết công cụ tính toán quỹ đạo và mô hình sóng, tính chất thuận từ
    Thuyết VB có vai trò cơ bản trong hóa học, vì thế sau đây bài viết này sẽ tổng hợp
    khái quát 1 số lý thuyết quan trọng của thuyết VB, 1 vài định nghĩa cơ bản và những “công trình” quan trọng được gầy dựng bởi thuyết VB.

    II Thuyết VB
    1 Định nghĩa:
    Thuyết VB (Valence Bond) là thuyết liên kết cộng hóa trị, phát triển qua bài toán phân tử H2 và vận dụng thuyết cơ học lượng tử của 2 nhà hóa học Walter Heinrich Heitler và Fritz Wolfgang London (1927). Heitler và London đã tính toán những tính chất của liên kết trong phân tử Hydrogen dựa trên sự suy diễn của thuyết lượng tử và phát triển những thuyết quan trọng trong thuyết VB như: sự cộng hưởng (1928) và thuyết lai hóa (1930).Sau đó được hoàn chỉnh bởi Linus Pauling về hướng của các liên kết và thuyết lai hóa[SUP].(1)[/SUP]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...