Tiểu Luận Lịch sử Quan hệ Quốc tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích phát biểu của tác giả Peter Calvocoressi: “Cảnh báo [thứ hai] của tôi là chống lại thói cám dỗ đọc lịch sử vừa qua như một phân đoạn của lịch sử tương lai, như là một lời mời phân định tương lai. Điều quan trọng hơn nhiều là phải biết đánh giá sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hiện tại và quá khứ.”
    Phát biểu của Peter Calvocoressi hoàn toàn đúng. Lidenhat đã từng nói “ lịch sử là kinh nghiệm của vũ trụ, nó lâu dài hơn, rộng lớn hơn, phức tạp và biến đổi đa dạng hơn tất cả những kinh nghiệm của bất kì cá nhân nào” (Why Don’t We Learn From History, p.479). Kinh nghiệm chỉ giúp ta hiểu được điều gì đã qua để nhìn nhận đúng thực tại và tương lai. Khi đã có kinh nghiệm là lịch sử, ta cần phải có lý luận đó là việc đánh giá sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hiện tại và quá khứ để có cái nhìn toàn diện, chứ không nên áp đặt lịch sử cho tương lai, như Bác Hồ từng nói “có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”. Vì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật khác, do đó khi nhận thức về sự vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính quy luật của chúng. Lịch sử cũng vậy, nếu ta chỉ xem xét nó ở một khía cạnh rồi coi nó như một phân đoạn của lịch sử tương lai, hay sự phân định tương lai thì ta đã duy ý chí. Điều cốt lõi là phải phán đoán tương lai trong mối tương quan với hiện tại và quá khứ. Mặt khác, sự vật luôn luôn vận động và phát triển. Những gì ta đã chứng kiến trong lịch sử chưa chắc sẽ diễn ra trong tương lai, chưa kể lịch sử là một cái gì đó mà không ai có thể hiểu hết về nó. Trong khi đó, tương lai là một loại ranh giới mang tính không xác thực cao. Bất cứ tình huống nào cũng có thể phát sinh, mà hình thái và thời cơ của nó cũng thường ở ngoài dự đoán. Đôi khi, tương lai cũng có lặp lại quá khứ theo quy luật đường xoắn ốc của Mac-Lenin, nhưng chúng ta phải biết rằng sự lặp lại đó không phải là cái đã xảy ra trong lịch sử, mà là một điều hoàn toàn mới mang tính kế thừa nhưng cấp tiến hơn. Do vậy, để thông hiểu tương lai ta phải hiểu rõ quá khứ, đánh giá đúng hiện tại chứ không nên áp đặt lịch sử là tương lai. “Lịch sử không phải là một bức tranh mẫu mực, cũng chẳng là lời giáo huấn hay là quy luật mà chúng ta có thể noi theo. Nó chỉ có thể mở rộng tầm hiểu biết của các học giả và tăng cường năng lực phán đoán của họ mà thôi”.( Theo “bàn về chiến tranh”, thiên hai, chương 6: “luận sử liệt”)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...