Tài liệu Lịch sử phát triển của dịch vụ bảo hiểm nhân thọ

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm - Bất Động Sản' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lịchsử phát triển của dịch vụ bảo hiểm nhân thọ

    Conngười cùng các thể chế chính trị từng tồn tại trong lịch sử luôn đặt nhiệm vụ hạnchế rủi ro lên hàng đầu. Dịch vụ bảo hiểm ra đời chẳng qua chỉ để làm nhiệm vụhạn chế rủi ro ấy.
    ỞTrung Hoa cách đây hơn 5.000 năm, bảo hiểm được xem là biện pháp ngăn ngừa nạncướp biển. Lúc bấy giờ bọn cướp biển hoành hành khắp nơi; do vậy để hạn chế rủiro, khi ra khơi người ta thường bố trí cho nhiều tàu chia nhau chở kèm một phầnhàng hóa của một chiếc tàu khác, phòng khi có một chiếc tàu bị bọn cướp biển tấncông thì phần hàng còn lại chở trên những chiếc tàu kia không bị cướp.
    Cáchnay gần 4,500 năm, ở một nơi khác là đế quốc Babylon cổ, các thương nhân thườngphải du thương (buôn bán ở những nơi xa) khá nhiều, và họ đã đối phó với các rủiro bằng cách đem tiền cho người khác vay. Khi việc vận chuyển hàng hóa đã hoàntất một cách an toàn, các thương nhân này sẽ bắt người vay tiền hoàn trả khoảnvay, kèm theo đó là tiền lời. Vào năm 2100 trước Công Nguyên, đạo luật Hammurabira đời đã đặt hoạt động cho vay của các doanh nhân vào khuôn khổ pháp luật. Đạoluật này đã chính thể hóa các khái niệm “bottomry” (chỉ việc mượn tiền trên cơsở lấy tàu làm bảo đảm) và “respondentia” (chỉ hàng hóa vận chuyển bằng đườngthủy). Các khái niệm này đã đặt nền móng cho thực hiện các hợp đồng bảo hiểmhàng hải. Các hợp đồng loại này gồm 3 yếu tố: khoản vay căn cứ vào giá trị tàu,hàng hóa hay cước vận chuyển; lãi suất; khoản phụ thu cho các trường hợp mấtmát có thể xảy ra. Trên thực tế, khi tham gia hợp đồng bảo hiểm, chủ tàu là ngườiđược bảo hiểm còn chủ cho vay là người đánh giá rủi ro.
    Bảohiểm nhân thọ xuất hiện ở đế quốc La Mã cổ đại không lâu sau đó. Tại đây ngườita đã lập nên các hội mai táng để lo chi phí tang ma cho các thành viên, ngoàira hội cũng hỗ trợ tài chính cho thân nhân người chết. Khoảng năm 450 sau CôngNguyên, đế quốc La Mã sụp đổ dẫn đến việc hầu hết các khái niệm của bảo hiểmnhân thọ bị lãng quên. Tuy nhiên các mặt, tính chất của nó thì vẫn không hềthay đổi trong suốt thời Trung Cổ, nhất là đối với các phường hội thủ công vàthương nghiệp. Các phường hội này đã lập nên nhiều hình thức bảo hiểm thànhviên để bù đắp thiệt hại các vụ hỏa hoạn, lũ lụt, trộm cướp; ngoài ra còn có bảohiểm thương tật, tử vong và thậm chí là bảo hiểm tù ngục (bảo hiểm cho trường hợpngười mua bảo hiểm phải vào tù).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...