Tài liệu Lịch sử Phật giáo thế giới

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lịch sử Phật giáo thế giới


    PHẦN I


    PHẬT GIÁO ỞẤN ĐỘ


    -----*-----


    1


    BỐI CẢNH ẤN ĐỘ CỔĐẠI-TIỀN SỬ PHẬT GIÁO


    Nói về lịch sử Phật giáo là phải bắt đầu với tiểu sử của vị sáng lập ra nó là Thích Ca Cồ
    Đàm, tức Đức Phật lịch sử. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn đánh giá đúng mức tiểu sử
    này, chúng ta cũng cần biết đôi chút về lịch sửẤn Độ thời kỳđầu, về bối cảnh mà Đức
    Thích Ca CồĐàm khởi sự cuộc tìm kiếm tâm linh của Ngài. Lịch sửẤn Độ là một câu
    chuyện dài, trở ngược về cả ngàn năm trước thời của Đức Phật, nên trong mục tiêu tìm
    hiểu của chúng ta, tốt nhất chúng ta nên bắt đầu với những di tích đầu tiên có ý nghĩa của
    nền văn minh đã vượt qua được sự tàn phá của thời gian để tồn tại.


    Giống như phần lớn lịch sử, lịch sửẤn Độ thời cổ bị chi phối bởi một sốđặc điểm địa lý.
    Phía Bắc bán lục địa này là dãy Hi Mã Lạp Sơn sừng sững như một bức tường thành
    khổng lồ ngăn chặn đường tiếp xúc với các nền văn hóa ở phía Đông và Bắc. Chỉ có một
    kẽ hở duy nhất là những con đường núi đi qua Afghanistan, nằm ở phía Tây Bắc của bán
    lục địa. Cũng có hai lưu vực lớn là lưu vực sông Indus ở Tây Bắc và lưu vực sông Hằng ở
    Đông Bắc bán lục địa, cả hai con sông đều tạo thành những môi trường bảo vệ quan trọng
    để củng cố một nền văn minh phức tạp.


    Nền Văn Minh Lưu Vực Sông Indus


    Lưu vực thứ nhất đóng vai trò quan trọng trong lịch sử này là lưu vực của Sông Indus.
    Tại đây, vào thiên kỷ thứ 3 trước Công Nguyên (CN.), trên cơ sở một nền văn minh thời
    đồđá mới của dân bản xứ, đã phát sinh một nền văn minh đô thị, từng được biết đến với
    cái tên Văn hóa Lưu vực Indus, phồn thịnh nhờ những sản phẩm nông nghiệp, ngoại
    thương, và ngư nghiệp. Hai khu tập trung dân cưđô thị lớn là ở Mohenjo Daro và
    Harrapa, và vì vậy nền văn hóa này cũng được đặt tên là Nền Văn hóa Harrapa.


    Có vẻđây là một xã hội đã có tổ chức cao, tập trung, và rất bảo thủ, không thay đổi bao
    nhiêu qua nhiều thế kỷ. Những cố gắng nhằm tái hiện những phong tục và tin tưởng của
    xã hội này phần lớn chỉ là những suy đoán, tuy rõ ràng cũng đã có những hình thức tế tự
    khá tinh vi như nghi lễ thanh tẩy để biểu trưng sự trong sạch của tâm hồn. Những di vật
    có ý nghĩa nhất đã được phát hiện gồm nhiều con dấu ấn được sử dụng rộng rãi trong việc buôn bán và đặc biệt gặp thấy nhiều ở các vùng bờ biển. Những con dấu này khắc một
    loại chữ viết (nay vẫn chưa giải mã được) và những hình vẽ nhỏ xíu nhưng tuyệt đẹp, một
    số hình vẽ mô tả những nghi tiết. Một con dấu nổi tiếng vẽ một hình người ở tư thế ngồi
    thiền, mà một số học giả nghĩ là mô tả một hình thức ngồi thiền hay suy niệm thời sơ
    khai.


    Nền văn minh này bắt đầu suy vong dần từ khoảng 1200 trước CN., có lẽ là do hậu quả
    của những thay đổi về môi trường, nhưng chắc hơn là do sựđổi hướng dòng chảy của
    sông Indus, tuy cũng có những dấu vết của sự tàn phá do chiến tranh. Tuy nhiên, những
    dấu vết này không liên quan gì đến sự xuất hiện cùng thời của những bộ tộc xâm lăng từ
    phía Tây Bắc tràn xuống. Rất có thể những bộ tộc này đã đến đây đúng vào lúc nền văn
    hóa này đang tàn lụi.


    Văn Hóa Vêđa


    Người ta vẫn còn tranh cãi về bản chất đích thực của cuộc xâm lăng này và các tác giả
    hiện đại đã coi nó như là một sự thẩm thấu văn hóa hơn là một cuộc xâm nhập bằng quân
    sự. Tuy nhiên, phần lớn các tác giảđều mô tả về những bộ tộc mới tới này như là những
    đợt di dân nối tiếp nhau của các bộ tộc du mục bịđẩy ra khỏi quê hương của họ vốn từng
    trải dài từ Trung Âu sang Trung Á, nên đã mởđường xuống phía Đông Nam để tìm
    những miền đất mới làm chỗ cư ngụ. Ngày nay, chúng ta biết họ là những tổ tiên của các
    dân tộc Ấn Âu, các bộ tộc chiến binh rong ruổi trên lưng ngựa và sử dụng những cỗ xe
    ngựa làm vũ khí để chiến đấu. Sau khi vượt qua những con đường xuyên qua Hi Mã Lạp
    Sơn dẫn tới phía Tây Bắc của biên giới Ấn Độ ngày nay, họ kiên trì nhưng quyết liệt càn
    quét theo hướng Đông băng qua toàn thể bán lục địa, mà phải mất nhiều thế kỷ sau họ
    mới hoàn toàn chiếm cứđược.


    Họ mang theo nền văn hóa đặc trưng riêng của họ, gồm những vị thần riêng của họ như
    Indra, Varuna, Rudra, Vjus, v. v ., rất giống với những thần Hi Lạp cổ, ví dụ Dyaus
    Pitr, thần Bầu Trời, rõ ràng rất giống với thần Zeus của Hi Lạp và thần Jupiter của Roma.
    Họ cũng mang theo cơ cấu xã hội đặc trưng của họđược chia làm ba thành phần là tư tế,
    chiến binh, và nông dân. Thành phần thứ nhất gồm những gia đình đặc biệt chuyên làm
    nghề ngâm vịnh và cử hành nghi lễ, là tiền thân của giai cấp tư tế brāhmaṇa sau này; hai
    thành phần sau sẽ trở thành những giai cấp chiến binh kṣatriya và giai cấp thứ dân
    vaiṣya.


    Họ cũng mang theo một thứ nguyên liệu bí ẩn gọi là soma, có thể là một thứ rượu hay
    nấm gây ảo giác, hình nhưđể tạo ra những trạng thái xuất thần. Bất luận nó là gì, hình
    như nó đã gợi hứng cho rất nhiều bài thánh ca và bài thơ còn được lưu truyền từ thời kỳ
    này và sẽ trở thành bộ kinh Vêđa. Những nghi lễ do những nhà chuyên môn này thực
    hiện sẽ mang một ý nghĩa đặc biệt, vì các giai đoạn và các yếu tố của nghi lễđược nhìn
    như là phản chiếu và điều khiển các khía cạnh của vũ trụ - vì vậy việc thực hiện nghi lễ
    một cách đúng đắn sẽ bảo đảm cho vũ trụ này được tiếp tục tồn tại. Hơn nữa, cũng như
    vũ trụđược duy trì nhờ việc các tư tế đặt tên cho các đồ vật một cách mầu nhiệm, một
    số các tư tế bắt đầu nghĩ rằng có thể vũ trụ này đã phát sinh từ Một và nếu con người có
    thểđặt tên được cho cái Một này, thì họ sẽ có khả năng điều khiển được cái là nền tảng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...