Tiểu Luận Lịch sử ngành thuế Việt Nam

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỊCH SỬ NGÀNH THUẾ VIỆT NAM
    1. Sơ lược lịch sử ngành thuế Việt Nam
    Ngày 13/01/2011
    Những nội dung cơ bản của quyết định số 218/2003/QĐ-TTg
    Tổ chức bộ máy ngành thuế được tổ chức lại theo nguyên tắc:
    Xác định đầy đủ nhiệm vụ quản lý thuế; đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện tự tính, tự khai tiến tới tự nộp thuế và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
    Tăng cường quyền hạn của cơ quan thuế; tăng cường chức năng quản lý nhà nước về thuế để thực thi tốt pháp luật; bổ sung thêm các quyền hạn cho cơ quan thuế; trên cơ sở tăng cường tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế; tăng cường thanh tra, kiểm tra.
    Tổ chức bộ máy hợp lý theo hướng cải cách hành chính và hiện đại hoá công tác quản lý thuế.
    1. Về nhiệm vụ:
    Theo QĐ 218, nhiệm vụ cơ bản của Tổng cục Thuế là tổ chức quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN, còn nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng chính sách thuế, phí, lệ phí không phải là nhiệm vụ chính của Tổng cục Thuế, mà với tư cách là người quản lý, tổ chức thực hiện chính sách, Tổng cục Thuế có nhiệm vụ đề xuất và tham gia (với Vụ Chính sách thuế- Bộ Tài chính) xây dựng, bổ sung, sửa đổi các văn bản qui phạm pháp luật về thuế.
    Nhiều nhiệm vụ của quản lý thuế chưa được quy định tại NĐ 281-HĐBT nay được quy định rõ trong QĐ 218 và trở thành các nhiệm vụ trọng tâm của quản lý thuế, đó là:
    Chiến lược phát triển qui hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm của ngành Thuế để xác định mục tiêu, định hướng và các bước đi trong tiến trình cải cách quản lý thuế ở nước ta. (khoản 1 điều 2)
    Nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế nhằm làm cho mọi tổ chức, cá nhân hiểu rõ chính sách thuế, nâng cao tính tuân thủ tự giác trong việc chấp hành các nghĩa vụ thuế. Hạn chế các sai sót, các vi phạm do sự thiếu hiểu biết gây ra
    Nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuế nhằm tăng cường quản lý thuế giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, quản lý thực hiện Hiệp định thuế; trao đổi học tập kinh nghiệm giữa các quốc gia trong lĩnh vực quản lý thuế và hội nhập Quốc tế trong lĩnh vực thuế. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với các hoạt động kinh doanh mang tính chất khu vực và toàn cầu.
    Nhiệm vụ phát triển hệ thống công nghệ thông tin quản lý thuế, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thuế, nhanh chóng hiện đại hoá ngành thuế.
    2- Về quyền hạn của cơ quan thuế:
    Bổ sung thêm các quyền:
    Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về các đối tượng nộp thuế vi phạm nghiêm trọng các chính sách thuế.
    Được yêu cầu các tổ chức tín dụng, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan cung cấp tài liệu và có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế.
    Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm cung cấp tài liệu hoặc không phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế.
    Thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành pháp luật về thuế
    Quyết định việc uỷ nhiệm cho các cơ quan, tổ chức thu một số khoản thuế. (mở rộng hơn so với qui định trong NĐ281).Đây cũng là một trong những nội dung cải cách hành chính về quản lý thuế.
    Ngoài ra, Quyết định 218 còn quy định tại mục 18, điều 2: “thực hiện những nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao” tạo cơ sở pháp lý cho Bộ trưởng Bộ Tài chính giao thêm những nhiệm vụ khác cho Tổng cục Thuế.
    3- Về cơ cấu tổ chức:
    Nguyên tắc cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế:
    Thu gọn đầu mối, nhưng bao quát hết các nhiệm vụ.
    Cơ cấu tổ chức chủ yếu theo chức năng và theo đối tượng kết hợp theo sắc thuế nhằm chuyên môn hoá, áp dụng tin học, giảm tiêu cực, giảm phiền hà cho ĐTNT;
    Phát triển các tổ chức để thực hiện và đảm đương những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đó là: dịch vụ hỗ trợ ĐTNT, thanh tra kiểm tra, bồi dưỡng đào tạo cán bộ, tin học hoá, quản lý ĐTNT; thu gọn các tổ chức mang tính chất phục vụ.
    Nâng cao vị thế chỉ huy của Tổng cục- phụ cấp trách nhiệm tăng lên.
    a/ Bộ máy giúp việc Tổng cục trưởng TCT:
    Bộ máy giúp việc Tổng cục trưởng TcT được tổ chức thành các Ban.
    Số đầu mối giảm từ 22 phòng còn 14 Ban và 3 đv sự nghiệp.
    Thu hẹp việc tổ chức theo sắc thuế, mở rộng tổ chức theo chức năng và đối tượng
    Thành lập Ban Ban Tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế.
    3 Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục:
    Trung tâm tin học - thống kê
    Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ Thuế
    Tạp chí Thuế.
    Đại diện Tổng cục Thuế tại tpHCM tương đương cấp Ban.
    b/ Cơ cấu tổ chức Cục Thuế và Chi cục
    Cơ cấu tổ chức Cục Thuế lần này đã giảm đáng kể số đầu mối: Cấp Cục thuế tổng số giảm khoảng hơn 100. Nếu tính cả cấp Chi cục thì tổng số đầu mối (kể cả các tổ, đội) toàn ngành giảm khoảng gần 1000
    Giải thể Phòng Nghiệp vụ thuế: Nhiệm vụ của Phòng này trước đây nay được chuyển giao cho 2 Phòng đảm nhiệm là Phòng Tổng hợp và dự toán và Phòng Tuyên truyền hỗ trợ ĐTNT.
    Xoá bỏ Phòng Thu lệ phí trước bạ và thu khác.
    Cơ cấu Chi cục Thuế: số tổ, đội cũng được sắp xếp lại và giảm so với trước đây, đồng thời cũng phân công lại một số nhiệm vụ giữa các tổ, đội thuộc Chi cục.
    Quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế, Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế lần này đã thể hiện một bước thực hiện cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp lại tổ chức, tinh gọn đầu mối khá cơ bản tạo điều kiện thực hiện cải cách quản lý thuế.
    4- Về con dấu, kinh phí và mối quan hệ của cơ quan thuế với UBND các cấp:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...