Tiểu Luận Lịch sử Liên Xô và Liên Bang Nga sau chiến tranh thế giới thứ 2

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. THỜI CẦM QUYỀN CỦA STALIN (1945 – 1953).

    1. Sức mạnh vượt bậc của Liên Xô sau chiến tranh.

    Ngày 22.6.1945, đúng 4 năm sau ngày chiến tranh Xô-Đức bùng phát, tại Quảng trường Đỏ đã diễn ra cuộc diễu binh mừng chiến thắng. Tuy Hội đồng Quốc phòng nhà nước – cơ quan nắm toàn bộ quyền lực trong thời gian chiến tranh – còn hoạt động đến ngày 4.9.1945, nghĩa là cho đến sau ngày nước Nhật quân phiệt kí văn kiện đầu hàng không điều kiện (2.9.1945), chiến tranh thực ra đã kết thúc thắng lợi vào ngày 9.5.1945, khi đại diện quân đội Đức quốc xã bại trận kí vào văn kiện đầu hàng không điều kiện trước sự hiện diện của nguyên soái Zhukov và các chỉ huy đồng minh khác.

    Tuy ra khỏi cuộc chiến tranh trong tư cách người chiến thắng, đất nước và người dân xô viết phải trả một cái giá khủng khiếp cả về vật chất và nhân mạng.

    Hơn 17.000 thành phố và thị trấn và hơn 7 vạn làng mạc bị phá huỷ, làm cho 25 triệu người mất nhà ở, gần 3,2 vạn cơ sở công nghiệp, 6,5 vạn km đường sắt, gần 10 vạn nông trang tập thể, gần 1.900 nông trường quốc doanh bị tàn phá, trên 11.000 mỏ than (sản xuất 130 triệu tấn) bị phá huỷ toàn bộ hay một phần, 7 triệu ngựa, 17 triệu gia súc có sừng bị giết . Tính ra tổng số thiệt hại vật chất ước tính 2.600 tỉ rúp, tương đương 30% tài sản quốc gia, tương ứng với 7 năm lao động. So với các nước tham chiến khác, tổn thất vật chất của Liên Xô ước tính tương đương vốn đầu tư cho 4 kế hoạch 5 năm đầu tiên, hay 5 lần thu nhập quốc dân năm 1941, chiếm 50% của cả châu Âu, còn nều so với từng nước thì gấp 4 lần của Đức, 5 lần của Ba Lan, 10 lần của Nhật, 42 lần của Pháp, 70 lần của Anh và 88 lần của Mĩ. Mất mát lớn lao hơn cả chính là con người: gần 27 triệu, trong đó có 8,6 triệu quân nhân. Số tổn thất này tương ứng 15% dân số xô viết đương thời và chiếm trên 40% tổn thất toàn thế giới.

    Tính ra chiến tranh đã kéo lùi sự phát triển kinh tế của Liên Xô ít nhất là 10 năm. Sản lượng gỗ và xi măng năm 1945 chỉ bằng mức năm 1928 – 1929, sản lượng máy kéo, dầu mỏ, gang – bằng mức các năm 1930 – 1933, sản lượng than, thép và kim loại đem bằng mức các năm 1934 – 37; sản phẩm nông nghiệp chỉ đạt 60% mức trước chiến tranh; diện tích đất canh tác và số đầu gia súc giảm khoảng 25 – 30% so với trước chiến tranh.

    Bù lại, những tổn thất kinh khủng về người và vật chất đã khiến Liên Xô vươn lên thành đại cường thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mĩ. Sức mạnh tăng vọt của Liên Xô được thể hiện trước hết qua sự mở rộng về mặt lãnh thổ.

    Liên Xô là cường quốc chiến thắng duy nhất có lãnh thổ được mở rộng thêm nhiều sau chiến tranh.
    Sau những sự kiện quân sự và chính trị từ 1939 đến 1940 liên quan đến Nghị định thư phân chia phạm vi ảnh hưởng xô-Đức (23.8.1939), Liên Xô đã giành lại được phần lớn các lãnh thổ đã tách khỏi nước Nga trong thời kì nội chiến (1918 – 1920): miền đông ba Lan trở về với hai nước cộng hoà xô viết Ukraina và Belorussia thuộc Liên Xô; 3 nước vùng Baltic là Litva, Latvia và Estonia đã trở thành nước Cộng hoà xô viết; các vùng Bessabaria và Bắc Bukovina táchkhỏi Rumania trở thành nước Cộng hoà xô viết Moldavia; eo đất Karelia của Phần Lan trở thành nước Cộng hoà xô viết Karelia; vùng Ruthenia của Tiệp Khắc, được Hitler giao cho Hungary, nay thuộc nước cộng hoà xô viết Ukraina của Liên Xô. Sau ngày Đức đầu hàng, Liên Xô đã giành được miền Bắc Đông Phổ với thành phố thủ phủ Konigsberg của nước Đức, để lập thành tỉnh Kaliningrad thuộc nước Cộng hoà xô viết Liên bang Nga. Sau khi tham gia chiến tranh chống Nhật, Liên Xô đã giành được những đất đai của đế quốc Nga bị Nhật chiếm trong chiến tranh Nga-Nhật (1904 – 1905): miền Nam đảo Sakhalin và quần đảo Kurile, giành lại quyền kiểm soát và sử dụng các hải cảng Lữ Thuận, Đại liên và đường sắt trường Xuân ở mãn Châu (Trung Quốc). Nhìn chung, Liên Xô đã mở rộng thêm 682.000 km2, tăng thêm khoảng 23 triệu dân so với 27 triệu người bị chết trong chiến tranh( ).

    Dù không phải tất cả các đất đai sáp nhập vào Liên Xô sau chiến tranh đều được các cường quốc Đồng minh chính thức công nhận tại các Hội nghị thượng đỉnh Yalta và Potsdam, nhưng do sức mạnh của Liên Xô thời hậu chiến, không một nước liên quan nào, kể cả Hoa Kì tỏ ra dám thách thức công khai tính hợp pháp của đường biên giới của Liên Xô được xác lập sau chiến tranh( ).

    Về ngoại giao, địa vị và uy tín của Liên Xô đã lên đến tột đỉnh trên trường quốc tế.
    Trước chiến tranh, Liên Xô có quan hệ ngoại giao với chỉ 25 nước; chiến tranh kết thúc, số quốc gia công nhận Nhà nước xô viết đã tăng lên đến 51. Liên Xô có mặt tại tất cả các hội nghị quan trọng của các nước đồng minh diễn ra trong thời chiến, kể cả hai hội nghị có ý nghĩa quyết định là Yalta và Potsdam. Liên Xô là một trong năm nước thành viên thường trực của HĐBA LHQ và là nước thành viên LHQ duy nhất được trao 3 phiếu tại ĐHĐ của tổ chức này.

    Ảnh hưởng của Liên Xô vượt ra khỏi cương giới đất nước và được xác lập vững chắc ở Đông Âu, trước hết bằng sự có mặt của một số lượng không nhỏ các đơn vị Hồng quan ở Đông Đức, Đông Aùo, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Romania, Bulgaria, Bắc Iran, Mãn Châu (Trung Quốc), Bắc Bán Đảo Triều Tiên . Ảnh hưởng của Liên Xô còn được mở rộng đến các nước Tây Âu, trước hết bằng ảnh hưởng của đảng Cộng sản Liên Xô đến các đảng cộng sản bản địa. Vị thế địa-chính trị của Liên Xô ở châu Âu đã được tăng cường bởi các chuyển biến vừa nêu.

    Ra khỏi cuộc chiến trong ánh hào quang chiến thắng, Liên Xô được không chỉ các đảng cộng sản, mà cả các chính đảng dân tộc của các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và phụ thuộc đón nhận như người đang nằm giữ ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc.

    Liên Xô còn sở hữu một công cụ đối ngoại quan trọng là Hồng quân. Vào cuối cuộc chiến, Hồng quân trở thành quân đội có số quân đông nhất thế giới (11.360.000 quân) và được trang bị hùng hậu nhất thế giới (1 vạn phi cơ và ngần ấy xe tăng).

    Về đối nội, chiến thắng đã mang đến cho đảng Cộng sản Liên Xô và cá nhân nhà lãnh đạo I. Stalin một uy tín lớn lao và tạo cho chế độ xô viết một thế đứng vững chắc, hơn bất kì giai đoạn nào trước đó trong lịch sử Liên Xô.

    Người dân xô viết hầu như không còn nhớ đến nổi khổ ải của thời cách mạng và nội chiến, đã quên đi những hậu quả kinh khủng của tập thể hoá và trận đói phát sinh sau đó, đã vùi lấp vào quên lãng nỗi kinh hoàng của thời kì khủng bố tập thể trong thập niên 1930.

    Với những điều kiện đối ngoại và đối nội như trên, chưa bao giờ chế độ xô viết và cá nhân nhà lãnh đạo I. Stalin lại cảm thấy tự tin đến vậy khi bước vào thời hậu chiến.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...