Tiểu Luận Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động công chứng, chứng thực

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Công chứng, chứng thực là hoạt động mang tính chất pháp lý, được thực hiện thường xuyên và phổ biến trong đời sống của người dân. Có thể nói, mặc dù không còn quá xa lạ với các thủ tục công chứng, hay chứng thực nhằm đáp ứng đòi hỏi về mặt pháp lý cho các giao dịch hay giấy tờ, chữ ký trong đời sống thường ngày,nhưng có lẽ ít người hiểu được ý nghĩa thực sự của hai hoạt động này, cùng sự hình thành, phát triển của nó trong lịch sử. Nắm được điều này, cũng là sự bổ sung kiến thức hợp lý nhằm phân biệt và nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như những thay đổi tích cực của Nhà nước ta đối với việc cố gắng xây dựng và hoàn thiện hoạt động pháp lý thiết yếu này.


    I. Khái niệm, đặc điểm của công chứng, chứng thực
    1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động công chứng:
    Khái niệm : Điều 2 của Luật công chứng định nghĩa công chứng như sau:
    Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
    Đặc điểm của hoạt động công chứng:
    - Hoạt động công chứng đảm bảo an toàn pháp lí cho các hợp đồng, giao dịch
    - Hoạt động công chứng tạo lập các văn bản có giá trị chứng cứ
    - Hoạt động công chứng là hoạt động mang tính chuyên môn, nghề nghiệp
    - Hoạt động công chứng chịu sự quản lí chặt chẽ của Nhà nước
    2. Khái niệm, đặc điểm hoạt động chứng thực
    Khái niệm: Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sẽ làm rõ ở phần sau) căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
    + Bản chính là bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu tiên có giá trị pháp lý để sử dụng, là cơ sở để đối chiếu và chứng thực bản sao.
    + Bản sao là bản chụp, bản in, bản đánh máy, bản đánh máy vi tính hoặc bản viết tay có nội dung đầy đủ, chính xác như sổ gốc hoặc bản chính.
    + Sổ gốc là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bản chính lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính, trong đó có ghi đầy đủ những nội dung như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.
    - Chứng thực chữ ký là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...