Báo Cáo Lịch sử hình thành và phát triển công ty kiểm toán việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lịch sử hình thành và phát triển công ty kiểm toán việt nam

    LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY KIỂM TOÁN VI
    LỜI NÓI ĐẦU
    Công ty Kiểm toán Việt Nam là công ty chuyên ngành luôn cung cấp các dịch vụ về kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, quản trị có trụ sở chính tại số 8- Phạm Ngọc Thạch- Đống Đa- Hà Nội và 2 chi nhánh: 01 tại thành phố Hồ Chí Minh, 01 tại Hải phòng, 01 tại Đà Nẵng( dự kiến trong năm 2004).
    Công ty Kiểm toán Việt Nam và doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Tài Chính, được thành lập ngày 13/05/1991 theo quyết định số 165 TC/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc thành lập công ty Kiểm toán Việt Nam tên giao dịch quốc tế là Việt Nam Auditing Company (VACO). Có thể nói, Vaco là một trong những doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán, điển hình về sự năng động, sáng tạo đi đầu trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, có tinh thần đoàn kết nội bộ, thường xuyên chú ý chăm lo đời sống tinh thần và vật chất của cán bộ, nhân viên, và luôn coi trọng cong tác đào tạo nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển lâu dài của công ty. Trong thời gian vừa qua, công ty đã tạo dựng được mạng lưới khách hàng tương đối ổn định và đa dạng, nhờ đó đã đưa hoạt động kinh doanh của công ty liên tục tăng trưởng.
    Từ năm 1992, Vaco đã hợp tác với Deloitte Touche Tomatsu (DTT) Athur Andersen(AA), Price Waterhouse Cooper(PWC) .là những hàng kiểm toán chuyên nghiệp lớn nhất thế giới. Đến tháng 4/1995 Vaco đã liên doanh với DTT thành lập công ty liên doanh Vaco-DTT ( theo quy định số 1187/GP ngày 04/04/95 của Uỷ ban nhà nước về hợp tác đầu tư) đánh dấu một bước phát triển mới cuả ngành kiểm toán Việt Nam.
    Từ ngày 1/10/1997 một bộ phận của Vaco đã được Deloitte Touche Tohmátu là thành viên mở ra một thời kỳ phát triển vượt bậc về chuyên môn nghề nghiệp, có thể so sánh với các hãng kiểm toán lớn trên thế giới.
    Hiện nay Vaco là công ty đầu tiên, doanh trực tiếp thuộc bộ trong tổng số 18 công ty trong toàn quốc chuyển mô hình quản lý theo mô hình TNHH một thành viên vào năm 2003 và lấy tên là: “Công ty kiểm toán Việt Nam TNHH”
    II.ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ:
    Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình chức năng: đứng đầu là giám đốc, sau đó là các Phó giám đốc phụ trách các chức năng. Cụ thể:
    Giám đốc là người đại diện toàn quyền công ty có quyền điều hành quyết định mọi hoạt động của công ty và chi nhánh trực thuộc. Giám đốc còn trực tiếp quản lý phòng ISD (phòng dịch vụ quốc tế)
    - Thành viên của hãng DTT và Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
    - Kế toán trưởng là người đại diện cho công ty để quản lý và trợ giúp cho Giám đốc điều hành công việc, phán ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phát hành các báo cáo theo chế độ hiện hành. Ban lãnh đạo công ty luôn có sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng trong việc để ra chiến lược đường lối phát triển của toàn công ty. Là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế song bộ máy lãnh đạo hoàn toàn là người Việt Nam. Hội đồng cố vấn của Vaco-DTT và các chuyên gia tham gia kiểm soát chất lượng của các dịch vụ cung cấp, sự tuân thủ trong quá trình kiểm toán, hỗ trợ công ty về mặt đào tạo theo Chương trình phát triển toàn cầu (GDP).
    Về mặt hoạt động, công ty có phòng Hành chính, 7 phòng nghiệp vụ, phòng đào tạo và phát triển kinh doanh và 3 chi nhánh.
    + Phòng hành chính tổng hợp phụ trách về mặt hành chính, quản trị văn thư và kế toán.
    + Phòng dịch vụ quốc tế phối hợp với phòng NV IV phụ trách kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra phòng dịch vụ quốc tế còn chuyên đảm nhiệm kiểm toán các khách hàng chung với các công ty kiểm toán khác và DTT.
    + Phòng Đào tạo đảm nhiệm kiểm toán các khách hàng thuộc lĩnh vực bảo kiểm ngân hàng.
    + Phòng NV I đảm nhiệm đối tượng khách hàng sản xuất kinh doanh xi măng, rượu , bia, thuốc lá.
    Như vậy, với những truyền thống và kinh nghiệm đã có nghiệp vụ trọng tâm đặt ra cho công ty kiểm toán Việt Nam trong thời gian tới là phải luôn đi đầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế về lĩnh vực kế toán- kiểm toán của Việt Nam, với các định hướng lớn sau đây:
    - Tiếp tục duy trì và mở rộng thị phần trong nước thông qua việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng địa bàn hoạt động, đa dạng hoá lĩnh vực, hình thức cung cấp dịch vụ và đối tác hợp tác quốc tế, cần nghiên cứu định hướng vươn ra thị trường các nước khác trong khu vực.
    - Với thông tin và kinh nghiệm thu được trong qúa trình kinh doanh, cần củng cố và tăng cường vai trò tham mưu với Bộ tài chính và chính sách và chế độ kế toán- kiểm toán vừa phù hợp với đặc điểm của Việt Nam, vừa đáp ứng theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
    - Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo và rèn luyện cán bộ theo nguyên tắc vừa có trình độ chuyên môn tay nghề cao(ngày càng có nhiều kiểm toán viên đạt trình độ quốc tê) vừa có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong công việc.
    Tóm lại, với những thành tựu, kết quả đã đạt được trong thời gian qua và định hướng chiến lược kinh doanh trong thời tới, tập thể BGĐ và cán bộ, nhân viên cần tiếp tục phấn đấu, tăng cường sự cần đoàn kết nhất trí để đưa công ty kiểm toán Việt Nam (Vaco) phát triển và xứng đáng với vai trò tiên phong trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được Bộ Tài Chính tin tưởng và giao phó.
     
Đang tải...